Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ngày 15/03/2022
Kích thước chữ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng, trong đó khả năng thông khí của phổi bị hạn chế và không thể phục hồi hoàn toàn. Thuốc biện pháp giúp giảm bớt tình trạng bệnh. Cùng tìm hiểu một số thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngay trong bài viết sau nhé!

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn cầu, sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Hiện nay ở nước ta, bệnh COPD đang có xu hướng gia tăng do thói quen hút thuốc lá và ô nhiễm môi trường sống. Thuốc giãn phế quản được coi là một trong những nền tảng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh COPD đang có xu hướng gia tăng do thói quen hút thuốc lá và ô nhiễm môi trường sống

Bệnh COPD đang có xu hướng gia tăng do thói quen hút thuốc lá và ô nhiễm môi trường sống

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hình thành do đâu?

Tổn thương hoặc tắc nghẽn tại mô phổi có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Những tổn thương này xảy ra khi bạn thường xuyên hít phải chất kích thích có hại trong một thời gian dài. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, kể cả trẻ em hay người lớn. Đặc biệt, các chất gây kích ứng là nguyên nhân tiềm ẩn của COPD, có thể kể đến như:

  • Hút thuốc là lý do chính.
  • Tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích phổi như bụi, khói hóa chất độc hại, thường thợ mỏ hay công nhân hóa chất rất dễ mắc bệnh này.

Khi chúng ta hít vào, không khí đi từ khí quản vào phế quản, tiếp tục dọc theo các tiểu phế quản, rồi vào phế nang. Trong các phế nang, oxy đi vào các mao mạch bao quanh phế nang. Đồng thời, carbon dioxide đi vào phế nang từ các mao mạch và sau đó được thở ra. Ở bệnh nhân COPD, quá trình trao đổi khí này bị mất cân bằng do áp lực quá lớn của quá trình viêm mạn tính phá hủy thành phế nang, dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy.

Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Phổi tắc nghẽn mạn tính có những ảnh hưởng và dấu hiệu trực tiếp lên hệ hô hấp, cụ thể là:

  • Ho mãn tính, dai dẳng.
  • Khi khạc ra đờm có màu trắng, vàng xám, xanh, đôi khi có thể thấy đờm lẫn máu.
  • Bị nhiễm trùng đường hô hấp và nhiều lần cảm lạnh, cảm cúm.
  • Khó thở, thở gấp, thở gấp.
  • Ngực có cảm giác căng và đau.
  • Hơi thở, mệt mỏi trong một thời gian dài.
  • Sốt nhẹ và ớn lạnh.

Đây là những triệu chứng đầu tiên mà cả trẻ em và người lớn mắc COPD đều gặp phải. Những dấu hiệu này người bệnh thường chủ quan phán đoán nên không có hướng thăm khám và điều trị rõ ràng.

Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu có các triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Rất khó thở và không thể nói chuyện bình thường được.
  • Móng tay, chân hoặc môi của bệnh nhân chuyển sang màu xanh xám là dấu hiệu của nồng độ oxy trong máu thấp.
  • Có tình trạng rơi vào trạng thái buồn ngủ.
  • Tim đập rất nhanh.

Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu thấy tim đập nhanh

Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu thấy tim đập nhanh

Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Dưới đây là một số loại thuốc trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phổ biến có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nhóm thuốc chủ vận loại B2

Các loại thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính này có tác dụng kích thích các thụ thể B2 trên cơ trơn phế quản, giúp thúc đẩy thông khí và phục hồi nhịp thở. Nhóm thuốc này thường được dùng dưới dạng xịt để giúp giảm các cơn khó thở đột ngột, và được chia thành hai nhóm:

  • Nhóm tác dụng ngắn hạn gồm salbutamol, terbutaline...
  • Nhóm tác dụng lâu dài gồm salmeterol, formoterol...

Thuốc có thể gây các tác dụng phụ như run cơ, chuột rút, nhức đầu, buồn nôn và tim đập nhanh.

Thuốc kháng cholinergic

Thuốc này khi đi vào cơ thể sẽ hoạt động bằng cách ức chế acetylcholine gây giãn phế quản và giảm tiết chất nhầy. Những loại thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính này thường được dùng ở dạng xịt để thay thế cho những bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ của thuốc chủ vận B2 và được chia thành hai nhóm:

  • Nhóm tác dụng ngắn như ipratropium bromide...
  • Nhóm tác dụng kéo dài như tiotropium bromide...

Nhóm thuốc corticosteroid

Các thuốc corticosteroid như prednisolon, fluticason, budesonid và beclomethason có tác dụng chống viêm đường hô hấp, giúp ngăn ngừa co thắt phế quản do viêm và giảm tổn thương phổi. Nhóm thuốc này thường được dùng dưới dạng thuốc xịt hoặc thuốc viên. Tuy nhiên, không dùng corticoid cho người có tiền sử viêm loét dạ dày, cao huyết áp, tiểu đường...

Nhóm thuốc cromone

Các loại thuốc cromone như nedocromil natri và cromolyn natri thường được dùng ở dạng xịt. Những loại thuốc này ngăn chặn việc giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin và serotonin gây viêm và phản ứng dị ứng trong đường hô hấp. Bạn cần lưu ý không được dùng nhóm thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính này cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.

Các loại thuốc cromone như nedocromil natri và cromolyn natri thường được dùng ở dạng xịt

Các loại thuốc cromone như nedocromil natri và cromolyn natri thường được dùng ở dạng xịt

Khi sử dụng thuốc dạng xịt, người bệnh phải sử dụng thuốc đều đặn và đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định, không được tự ý tăng, giảm liều hoặc ngừng thuốc đột ngột.

Các thuốc kháng sinh Beta lactamin

Thuốc kháng sinh nhóm Beta lactamin như amoxicillin, cefuroxim, quinolon, ofloxacin, ciprofloxacin, cefotaxim, macrolid, erythromycin, clarithromycin, azithromycin thường được sử dụng trong điều trị COPD. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi người bị COPD có các dấu hiệu của nhiễm trùng lặp đi lặp lại, chẳng hạn như khó thở, thay đổi màu sắc đờm và nhiều đờm.

Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là thuốc kê đơn và phải có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần sử dụng theo đúng chỉ định để mang lại hiệu quả điều trị bệnh, giảm tác dụng phụ. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh nên sinh hoạt điều độ trong môi trường thông thoáng, hạn chế hút thuốc lá, tốt nhất là bỏ thuốc lá, thói quen ăn uống điều độ, tăng cường vận động và các lối sống khác sẽ có tác động tích cực và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:bệnh hô hấp