Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, phụ nữ mang thai mắc phải hội chứng đa nang có thể được điều trị bằng hormone thai kỳ thường là estrogen và progesterone để ngăn ngừa nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều hòa nội tiết tố nữ trong thai kỳ có thể tiềm ẩn một số nguy cơ. Để đạt hiệu quả cao nhất, việc sử dụng thuốc nội tiết cho bà bầu như thế nào là an toàn? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Trong quá trình mang thai, việc sử dụng thuốc nội tiết cho bà bầu đặc biệt quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, câu hỏi phổ biến mà nhiều bà bầu quan tâm là liệu họ có thể sử dụng thuốc nội tiết trong thai kỳ không? Điều này là hoàn toàn phụ thuộc vào loại thuốc và tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người. Trong bài viết sau, hãy cùng tìm hiểu liệu rằng thuốc nội tiết trong thai kỳ mang đến những lợi ích và nguy cơ gì mà mẹ bầu nên nắm rõ.
Trong thời kỳ mang thai, lượng hormone trong cơ thể phụ nữ bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Có một số hormone đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ bao gồm:
Các hormone này đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thai kỳ và phát triển của thai nhi. Do vậy, thuốc nội tiết cho bà bầu có chứa hormone liệu rằng uống được không?
Các loại thuốc điều hòa nội tiết tố nữ thường được sử dụng để hỗ trợ quá trình mang thai là progesterone và estrogen. Đây là những loại thuốc bổ sung hormone phổ biến nhất được kê đơn, giúp cân bằng và hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Một trong những tình trạng phổ biến mà phụ nữ gặp phải là hội chứng buồng trứng đa nang, khi mất cân bằng hormone giới tính đặc biệt là mức progesterone thấp.
Việc sử dụng thuốc nội tiết cho phụ nữ mang thai thường phụ thuộc vào loại thuốc và tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người. Một số loại thuốc nội tiết nhất định có thể được sử dụng an toàn trong thai kỳ để điều trị các vấn đề sức khỏe như hội chứng buồng trứng đa nang hoặc kích thích cơ bắp tử cung. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nội tiết trong thai kỳ cần được thực hiện dưới sự giám sát cẩn thận của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Nếu phụ nữ khi mang thai nhờ vào các phương pháp để điều trị vô sinh, bác sĩ có thể duy trì việc kê đơn bổ sung các thuốc nội tiết cho bà bầu cũng như một phần của điều trị. Điều này thường là một yêu cầu điều trị tiêu chuẩn trong các trường hợp như thụ tinh trong ống nghiệm, chuyển phôi đông lạnh hoặc khi sử dụng trứng từ người hiến tặng hoặc thai phụ tiêm gonadotropin.
Bác sĩ có thể theo dõi nồng độ estrogen và progesterone của bà bầu và quyết định thời điểm phù hợp để bắt đầu bổ sung thuốc nội tiết cho bà bầu như biện pháp để phòng ngừa những rủi ro trong thai kỳ.
Có nhiều dạng thuốc bổ sung progesterone như tiêm bắp hoặc đặt âm đạo (thuốc đạn, viên nén hoặc gel), tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Đối với bà bầu sử dụng progesterone dạng tiêm, việc chườm lạnh vùng da trước khi tiêm có thể giúp làm tê da, sau đó chườm nóng và xoa bóp nhẹ để thuốc được thẩm thấu.
Đối với bà bầu sử dụng thuốc đạn hoặc viên nén đặt âm đạo, cần nằm nghỉ ít nhất nửa giờ sau khi đặt thuốc để đảm bảo thuốc được hấp thụ vào niêm mạc âm đạo, và có thể mặc quần lót để ngăn rò rỉ thuốc.
Estrogen có thể được sử dụng dưới dạng miếng dán, thuốc viên hoặc tiêm bắp, nhưng phổ biến nhất là dưới dạng miếng dán hoặc thuốc viên. Nếu sử dụng miếng dán thì mẹ bầu cần đảm bảo số lượng và tần suất để thay miếng dán và tham khảo ý kiến bác sĩ về vị trí để dán miếng dán hay có thể dán ở bất cứ đâu mà mẹ bầu cảm thấy thoải mái.
Việc sử dụng thuốc bổ sung nội tiết tố trong thai kỳ được coi là an toàn khi được bác sĩ kê đơn và giám sát bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong điều trị vấn đề nội tiết tố.
Một nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát tác động của việc sử dụng thuốc kích thích tố sinh dục nữ trong thời kỳ mang thai đối với nguy cơ phát triển ung thư vú và các bệnh ung thư khác liên quan đến estrogen ở bà mẹ, cũng như dị tật bộ phận sinh dục ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu này gồm một nhóm có 2052 bà mẹ được tiếp xúc thuốc kích thích nội tiết, 2038 các mẹ đối chứng và 4130 trẻ sơ sinh, thu thập từ trung tâm phụ sản Helsinki từ năm 1954 đến 1963. Các trường hợp ung thư được xác định thông qua các hồ sơ.
Mức độ phơi nhiễm được đánh giá dựa trên loại thuốc (estrogen, progestin) và thời gian sử dụng (đầu thai kỳ, cuối thai kỳ). Kết quả không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm đối với tổng số bệnh ung thư của bà mẹ, cũng như các loại ung thư phụ thuộc vào hormone. Tổng số dị tật trẻ em đã được ghi lại, trong đó dị tật bộ phận sinh dục ở bé trai chiếm tỷ lệ cao hơn trong nhóm trẻ được sinh ra. Số lượng ung thư ở trẻ em này không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm.
Nghiên cứu này đã hỗ trợ giả thuyết rằng điều trị bằng thuốc nội tiết cho bà bầu estrogen hay progestin ở thời kỳ mang thai có thể gây dị tật ở đứa trẻ bị phơi nhiễm bên trong tử cung, nhưng nó không hỗ trợ giả thuyết rằng thuốc này có thể gây ra ung thư ở bà mẹ sau này.
Việc sử dụng thuốc nội tiết cho bà bầu là một chủ đề được quan tâm và thảo luận nhiều trong lĩnh vực y học. Mặc dù có những loại thuốc nội tiết nhất định có thể được sử dụng an toàn trong thai kỳ để điều trị các vấn đề sức khỏe như hội chứng buồng trứng đa nang hoặc kích thích cơ bắp tử cung, việc quyết định sử dụng thuốc này cần được thực hiện dưới sự giám sát cẩn thận của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Các thuốc nội tiết có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thai kỳ và phát triển của thai nhi, nhưng cũng có nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng. Do đó, trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, phụ nữ mang thai cần thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ của mình để đảm bảo rằng việc sử dụng thuốc là an toàn và phù hợp nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.