Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tiểu đường có uống được C sủi không? Những lưu ý khi uống C sủi

Ngày 21/01/2023
Kích thước chữ

Các loại chế phẩm C sủi là một trong những cách bổ sung Vitamin C quen thuộc giúp nâng cao sức đề kháng và giúp chống lại một số bệnh. Vậy đối với những người mắc bệnh đái tháo đường thì sao? Có nhiều người bệnh thắc mắc “Tiểu đường có uống được C sủi không?”. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Để bổ sung Vitamin C cần thiết cho cơ thể, bên cạnh những loại hoa quả giàu Vitamin C, uống C sủi cũng là cách bổ sung Vitamin C phổ biến được nhiều người ưa chuộng. Vậy bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau đây nhé.

Bệnh nhân tiểu đường có nên bổ sung Vitamin C hay không?

Trước khi trả lời cho câu hỏi tiểu đường có uống C sủi được không, chúng ta cần tìm hiểu mối liên quan giữa Vitamin C với bệnh tiểu đường. Hàm lượng đường trong máu sẽ tăng lên khi quá trình oxy hóa trong cơ thể tăng lên, tạo ra nhiều gốc tự do có hại. Ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, các nhà nghiên cứu thấy rằng các chất chống oxy hóa như Vitamin A, C, E giảm. Chính vì vậy, nhu cầu Vitamin C ở các bệnh nhân tiểu đường cũng cao hơn so với những người bình thường.

Một nghiên cứu ở Úc đã chỉ ra rằng có một mối liên quan mật thiết giữa Vitamin C và bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này đã được công bố lần đầu tiên trên tạp chí Diabetes và được nhiều nhà khoa học công nhận. Nghiên cứu này cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường uống Vitamin C 500 mg/ngày sẽ giúp làm giảm 36% lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Bên cạnh đó, Vitamin C cũng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe đối với bệnh nhân tiểu đường như:

  • Chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ các tế bào tránh bị tổn thương, chống lại các bệnh lý như ung thư phổi, ung thư đại tràng. Cũng nhờ công dụng này, người mắc bệnh tiểu đường có thể làm chậm hay làm giảm nguy cơ biến chứng trên các cơ quan của cơ thể. Bởi tất cả các biến chứng này đều do sự tăng nhanh quá trình oxy hóa gây ra.
  • Hạ huyết áp ở những người bệnh đang có tăng huyết áp kèm theo.
  • Giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ và dự trữ sắt. Thiếu Vitamin C mức độ nhiều sẽ làm bạn bị thiếu máu, còi xương và thường bị chảy máu chân răng…
  • Vitamin C kết hợp với các vitamin và các loại khoáng chất cần thiết khác giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở những người cao tuổi.
Vitamin C giúp ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Như vậy, người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể uống Vitamin C, thậm chí việc bổ sung Vitamin C đều đặn hàng này còn giúp các bệnh nhân tiểu đường ngăn chặn và làm giảm sự tiến triển của bệnh. Thế nhưng, tiểu đường có uống được C sủi không thì bạn cần cân nhắc và nắm được cách dùng hợp lý.

Bởi trong C sủi tuy chứa hàm lượng Vitamin C cao nhưng trong chế phẩm này lại có chứa tới 1g muối trong mỗi viên. Mặc dù muối không làm tăng lượng đường trong máu nhưng muối lại ảnh hưởng tới huyết áp, tim mạch và bệnh lý về thận. Đây đều là những yếu tố liên quan mật thiết tới bệnh lý tiểu đường. Theo khuyến cáo, người lớn chỉ nên nạp vào cơ thể 6g muối mỗi ngày, đối với trẻ em thì lượng muối nạp vào cơ thể mỗi ngày lại ít hơn.

Chính vì vậy, khi uống C sủi, bạn cần quan tâm tới hàm lượng muối có trong các chế phẩm C sủi, từ đó cân đối trong việc sử dụng muối trong các món ăn khác để đảm bảo lượng muối mà bạn nạp vào cơ thể không vượt quá so với khuyến cáo.

Tiểu đường có uống được C sủi không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm

Các lựa chọn thay thế C sủi

Nếu như bạn mắc bệnh tiểu đường và được khuyến cáo ăn ít muối thì việc sử dụng C sủi vẫn hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn phải tính toán lượng muối ăn hàng ngày thì có thể chuyển sang uống Vitamin C dạng viên nén cũng là một giải pháp tốt dành cho bạn.

Ngoài ra, Vitamin C còn dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại rau củ quả và trái cây mà bạn vẫn ăn hàng ngày. Bạn có thể bổ sung Vitamin C thông qua việc ăn tăng cường các loại thực phẩm sau trong những bữa ăn hàng ngày như:

  • Các loại trái cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi…
  • Ớt chuông.
  • Các loại trái cây mọng nước như dâu tây, việt quất.
  • Các loại rau có màu xanh lá.
  • Ổi rất giàu Vitamin C.
Ăn tăng cường các loại rau củ, hoa quả là một cách giúp bạn cung cấp Vitamin C cho cơ thể

Một số lưu ý khi uống C sủi đối với bệnh nhân tiểu đường

Mặc dù cơ thể của chúng ta không có khả năng tự sản xuất Vitamin C nên việc bạn bổ sung Vitamin C từ bên ngoài là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, việc bổ sung Vitamin C cần lưu ý chỉ bổ sung theo liều lượng được các chuyên gia khuyến cáo. Với người lớn trưởng thành và khỏe mạnh, lượng Vitamin C cần thiết mỗi ngày được khuyến nghị là 90mg đối với nam giới, ở nữ giới là 75mg. Với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, các nghiên cứu cho thấy có thể bổ sung hàm lượng Vitamin C cao hơn so với người bình thường. Tuy vậy, bạn cũng không nên lạm dụng vào những lợi ích Vitamin C đem lại mà bổ sung quá nhiều gây phản tác dụng. Bởi uống nhiều Vitamin C có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn sau đây:

  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón.
  • Ợ chua, ợ nóng, nhất là đối với những người bệnh tiểu đường có kèm theo bệnh lý tại dạ dày.
  • Co thắt dạ dày gây đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Mệt mỏi, buồn ngủ, đôi khi lại gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
  • Đau đầu, chóng mặt, da mặt đỏ bừng.
  • Không chỉ vậy, việc bổ sung Vitamin C quá liều bằng đường uống (trên 2000mg) mỗi ngày trong một thời gian dài có thể gây nên sỏi thận.
Vitamin C tốt cho bệnh nhân tiểu đường những bạn cần lưu ý khi sử dụng

Chính vì vậy, để tránh các tác dụng không mong muốn do Vitamin C nói chung và việc uống C sủi nói riêng, bạn cần sử dụng Vitamin C theo liều khuyến cáo và tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn trước khi uống C sủi để đảm bảo việc uống C sủi hoàn toàn phù hợp và tốt đối với tình trạng bệnh tiểu đường hiện tại của bạn.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tiểu đường có uống được C sủi không cũng như biết cách uống C sủi sao cho hợp lý, có lợi cho sức khỏe của bạn đồng thời tránh được các tác dụng phụ không mong muốn. Chúc bạn nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Hellobacsi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin