Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mang thai là thời điểm nhạy cảm nhất đối với chị em phụ nữ. Việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ thông qua chế độ dinh dưỡng là điều quan trọng, nhất là đối với thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Vậy tiểu đường thai kỳ uống cafe sữa được không?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, phụ nữ đang mang thai nên hạn chế lượng cafe tiêu thụ xuống 200mg mỗi ngày. Một vài nghiên cứu cho thấy cafe không có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ uống cafe sữa được không? Cần lưu ý gì khi mang thai và bị tiểu đường thai kỳ? Tìm hiểu đáp án trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu chia sẻ nhé!
Với những người không mắc tiểu đường trước khi mang thai vẫn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Khi mang thai, cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin, dẫn đến tích tụ glucose trong máu và gây ra tình trạng lượng đường trong máu tăng cao.
Tiểu đường thai kỳ hay xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ 2 của thời kỳ mang thai và thường không gây ra triệu chứng đặc biệt, do đó bệnh khó phát hiện nếu thai phụ không làm xét nghiệm tiểu đường trong khoảng thời gian này.
Theo thống kê ước tính của sở y tế, có 2 - 10% số ca mang thai bị ảnh hưởng bởi tiểu đường thai kỳ. Nó cũng gây ra những rủi ro tiềm ẩn đối với mẹ bầu và thai nhi như:
Phần lớn các trường hợp bệnh tiểu đường thai kỳ tự biến mất sau khi sinh con khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, bệnh này có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ sau sinh. Trên thực tế, số lượng thai phụ có tiểu đường thai kỳ bị mắc tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh chiếm 50%.
Do đó, việc kiểm tra, xét nghiệm và đo lượng đường trong máu thường xuyên trước và sau khi mắc tiểu đường thai kỳ là rất quan trọng. Trong trường hợp được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và dinh dưỡng của bản thân để kiểm soát tình trạng tiểu đường tốt nhất.
Nhiều người băn khoăn tiểu đường thai kỳ uống cafe sữa được không? Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng uống một lượng cafe vừa phải khi mang thai là an toàn và lượng cafe được khuyến nghị tiêu thụ tối đa là dưới 200mg mỗi ngày. Tuy nhiên, trên thực thế dù là cafe hay cafe sữa thì mẹ bầu tiểu đường đều không nên sử dụng. Vì trong cafe sữa hoặc bất kỳ loại cafe nào đều chứa một lượng cafein - chất gây nghiện. Cafein trong cafe có thể gây ra những tác hại cho thai nhi, đồng thời nó cũng liên quan đến cân nặng khi sinh thấp và hạn chế tăng trưởng trong suốt thời thơ ấu của trẻ.
Bên cạnh đó, những người bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế đồ ngọt. Cafein, chất béo và lượng đường trong cafe sữa ngoài việc làm tăng lượng đường trong máu và khiến lượng đường giảm chậm thì còn có thể làm mẹ bầu đối mặt với nhiều biến chứng như:
Đối với một số chị em phụ nữ có thói quen uống cafe hay cafe sữa thì việc thay đổi thói quen sử dụng, không uống cafe trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh là vấn đề nan giải và không hề dễ dàng. Để giảm cảm giác thèm cafe mẹ bầu có thể áp dụng thay đổi bằng một số thói quen lành mạnh đối với sức khỏe như:
Cafe sữa gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đối với cả mẹ và trẻ, do đó đối với câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ uống cafe sữa được không?” thì câu trả lời là “không”. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, con phát triển tốt bạn cần hạn chế sử dụng cafe và những chất kích thích khác.
Để hạn chế sử dụng cũng như làm giảm cơn thèm đối với cafe của mẹ bầu tiểu đường thai kỳ, mẹ có thể thay thế bằng một số đồ uống nhiều dinh dưỡng như sau:
Nhiều loại trà chứa ít cafein hơn so với cafe, đặc biệt là trà xanh. Nước trà xanh không chứa calo hoặc chỉ một lượng thấp không đáng kể, nhưng lại chứa lượng lớn chất chống oxy hóa có tác dụng rất tốt trong việc kháng vi khuẩn và chống ung thư. Một nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng trà xanh và polyphenol, epigallocatechin gallate chứa trong nó có tác dụng:
Ngoài ra các loại trà thảo mộc như trà bạc hà, trà hoa cúc, trà gừng cũng là một lựa chọn tốt thay thế cafe sữa. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại trà thảo dược nào trong quá trình mang thai của bản thân.
Nước lọc là một lựa chọn tuyệt vời thay thế cho cafe sữa, bổ sung nước rất tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Một chú ý đặc biệt có thể phát hiện nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ đó là nhu cầu sử dụng nước, mẹ bầu gặp tình trạng này thường cảm thấy khát nước quá mức. Do đó, hãy tăng lượng nước uống nhiều hơn khi bị tiểu đường thai kỳ, điều này rất tốt cho sức khỏe của bạn và sự phát trển của thai nhi trong bụng.
Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể sử dụng nước chanh để giải khát trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, những trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ chỉ nên pha 1 - 2 thìa cafe đường ăn kiêng với nước chanh. Bên cạnh đó, những loại nước ép từ trái cây ít ngọt cũng rất có ích, chúng vừa giúp bổ sung dưỡng chất, vitamin vừa chứa ít đường, tốt cho người tiểu đường thai kỳ.
Mẹ bầu muốn bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng và sức khỏe thai kỳ thì không thể bỏ qua sữa. Tuy nhiên, nếu bị tiểu đường thai kỳ, bạn nên lựa chọn những loại sữa bầu ít béo hoặc không béo, sữa tươi không đường và để tốt nhất, chỉ nên tiêu thụ khoảng 200ml sữa mỗi ngày. Trường hợp thai phụ bị ốm nghén không ăn uống được có thể uống nhiều sữa hơn, nhưng cần đảm bảo bổ sung vừa đủ năng lượng cho hoạt động một ngày.
Sữa hạt bao gồm sữa hạt nhân, sữa đậu nành… cũng là lựa chọn thay thế cafe sữa mà phụ nữ mang thai không nên bỏ qua. Mỗi ngày một cốc sữa hạt vừa đầy đủ dưỡng chất lại không ảnh hưởng đến đường huyết.
Với những thông tin Nhà thuốc Long Châu chia sẻ bên trên, bạn đọc đã có câu trả lời cho nghi vấn “Tiểu đường thai kỳ uống cafe sữa được không?” cho mình. Sử dụng cafe sữa không tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé, do đó nên hạn chế dùng. Đồng thời, hãy khám thai đúng định kỳ để sớm phát hiện tình trạng bất thường của bản thân. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt trong hành trình làm mẹ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.