Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?

Ngày 23/04/2023
Kích thước chữ

Do nhiều yếu tố khác nhau mà bệnh tiểu đường tuýp 2 đang xuất hiện ngày càng nhiều. Vậy tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ? Những thông tin khoa học dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chính xác nhất băn khoăn này.

Không ít người bệnh khi đến các cơ sở y tế thăm khám và được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2 thường đặt ra câu hỏi bệnh này có quá nghiêm trọng không, liệu tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ và chữa có khó không? Để có thể giải đáp được thắc mắc này, bạn cần hiểu rõ về cơ chế hình thành bệnh và giải pháp phù hợp để điều trị hiệu quả. 

Tiểu đường tuýp 2 là gì? Ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả như người bình thường, dẫn đến rối loạn chuyển hóa, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh. Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2, khi lượng đường trong máu cao hơn ngưỡng bình thường trong thời gian dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số biến chứng có thể xảy đến như:

  • Hạ đường huyết: Tình trạng này có thể xảy ra khi lượng đường trong máu xuống rất thấp, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng,… Nguy hiểm hơn, nếu không có cách xử trí kịp thời có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. 
  • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Khi đường huyết tăng cao bất thường cơ thể có thể bị mất nước, thông thường biến chứng này diễn ra rất nhanh và đột ngột.
  • Biến chứng tim mạch: Đây là biến chứng thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở người bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân là do sự xuất hiện mảng xơ vữa trong ở lòng mạch, gây hẹp và làm giảm lượng máu nuôi tim, dẫn tới nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. 
  • Suy thận: Khi hệ thống mạch máu thận bị tổn thương do đường huyết cao, làm giảm chức năng của thận sẽ dẫn tới suy thận thậm chí là phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận. 
  • Biến chứng võng mạc: Khi đường huyết cao, hệ thống mao mạch ở đáy mắt sẽ bị tổn thương. Từ đó khiến thị lực người bệnh bị suy giảm, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
  • Biến chứng thần kinh: Đường huyết cao gây tổn thương và ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh. Người bệnh sẽ có cảm giác tê bì chân tay, bỏng rát hoặc có thể đau đớn dai dẳng. 
  • Biến chứng trong thời kỳ mang thai: Glucose máu cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này có thể dẫn đến các tai biến khi sinh nở gây chấn thương cho mẹ và trẻ nhỏ; nguy cơ hạ đường huyết đột ngột ở trẻ sơ sinh; trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác.
tieu-duong-tuyp-2-la-nang-hay-nhe-1.jpg
Tiểu đường tuýp 2 gây ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe

So với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?

Những thông tin trên cho thấy tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe người bệnh. Vậy so với tiểu đường tuýp 1 thì tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết tên gọi tiểu đường tuýp 2 chỉ cho biết nguyên nhân gây bệnh chứ không đánh giá được tình trạng bệnh là nặng hay nhẹ. Muốn biết một người bệnh bị nặng hay không phải dựa vào mức độ và tần suất xảy ra biến chứng. Thống kê cho thấy, những người tử vong do tiểu đường tuýp 2 chủ yếu vì biến chứng của bệnh, trong đó 65% là các biến chứng trên tim mạch. 

Để so sánh với tiểu đường tuýp 1, ta có thể lý giải cụ thể như sau. Tiểu đường tuýp 1 là bệnh xảy ra khi cơ quan tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin. Các triệu chứng của bệnh thường rất trầm trọng nên người bệnh dễ phát hiện và điều trị sớm để hạn chế nguy cơ mắc các biến chứng. Tuy nhiên, về phương pháp điều trị thì tiểu đường tuýp 1 lại hạn chế hơn tiểu đường tuýp 2. Trong khi đó, với tiểu đường tuýp 2, bệnh tiến triển với những triệu chứng không rõ ràng trong nhiều năm. Người bệnh có nhiều cách điều trị nhưng lại thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Không ít trường hợp có biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán.

Do đó, không thể đánh giá mức độ nặng nhẹ qua tên gọi tiểu đường tuýp 2 mà tùy thuộc vào biến chứng của từng người bệnh. Khi phân biệt được tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, hiểu rõ hơn về bệnh, bạn sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân hoặc người bệnh hiệu quả để kiểm soát tình trạng bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

tieu-duong-tuyp-2-la-nang-hay-nhe-3.jpg
Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ tùy thuộc vào biến chứng của cơ thể

Chữa tiểu đường tuýp 2 có khó không?

Vậy chữa tiểu đường tuýp 2 có khó không và chữa bằng cách nào? Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường, cơ thể ít gặp biến chứng nếu tuân thủ đúng chỉ định điều trị. Do đó, việc chữa tiểu đường không quá khó nếu bạn thực hiện đúng phác đồ điều trị và cơ thể đáp ứng hiệu quả. Một số phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay như:

Kiểm soát bệnh bằng thuốc Tây

Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc hạ đường huyết giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn, nhờ cơ chế kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giảm hấp thụ đường từ ruột, tăng nhạy cảm của tế bào với insulin,... Tuy nhiên, thuốc Tây cũng không hẳn là “thần dược” có thể điều trị cho tất cả những ai mắc tiểu đường tuýp 2. Một số người cần được chỉ định thực hiện một giải pháp tổng thể hơn giúp ổn định đường huyết.

Giảm nhẹ tình trạng bệnh bằng Đông y

Nhiều người áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc Nam hoặc các biện pháp Đông y để đưa đường huyết về mức an toàn. Tuy nhiên, hiệu quả thường khá chậm, không nhanh như thuốc Tây, mặt khác bạn phải tuân thủ đúng định lượng thành phần thuốc. Do đó, bạn hãy tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ khi áp dụng phương pháp này nhé!

Chế độ dinh dưỡng

Ăn uống hợp lý là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Hãy tuân thủ những lưu ý về chế độ ăn mà bác sĩ khuyến cáo với tình trạng bệnh của bạn để tăng tính hiệu quả của quá trình điều trị nhé!

Chế độ tập luyện

Rèn luyện cơ thể thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng, tế bào và cơ sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó làm giảm lượng đường trong máu và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Thói quen sinh hoạt

Với những người mắc tiểu đường tuýp 2 cần ngừng ngay việc hút thuốc, hạn chế đồ uống có cồn, giải tỏa căng thẳng và ngủ đủ giấc.

tieu-duong-tuyp-2-la-nang-hay-nhe-2.jpg
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là cách tốt nhất mà bạn nên thực hiện 

Với những thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có câu trả lời cho băn khoăn “tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ” và có phương pháp điều trị đúng. Khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này, bạn không nên quá lo lắng và cần tìm hiểu kỹ hơn về bệnh và có cách thích nghi phù hợp nhé!

Xem thêm: Biến chứng tiểu đường tuýp 2 là gì? Có nguy hiểm không?

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin