Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Biến chứng tiểu đường tuýp 2 là gì? Có nguy hiểm không?

Ngày 25/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh đái tháo được là một trong những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh phát triển thầm lặng, âm ỉ và không có khả năng chữa khỏi. Biến chứng tiểu đường tuýp 2 có thể xảy đến bất kỳ lúc nào nếu bạn không thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt.

Tiểu đường tuýp 2 chiếm đến 90 - 95% số ca tiểu đường hiện nay. Căn bệnh này thường khởi phát ở người lớn có độ tuổi từ 40 trở lên. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người trẻ, thậm chí là trẻ em có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Biến chứng tiểu đường tuýp 2 là một trong những hệ quả đáng sợ mà người bệnh quan ngại.

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 2 là căn bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất khiến tăng lượng glucose trong máu. Nếu như tiểu đường tuýp 1 là tuyến tụy không thể tiết ra insulin thì khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy của người bệnh vẫn hoạt động bình thường. 

Tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó mà các tế bào không thể sử dụng glucose trong máu làm nguồn năng lượng. Từ đó, lượng đường trong máu dư thừa, tăng cao gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể.

bien-chung-tieu-duong-tuyp-2-1.jpg
Tiểu đường tuýp 2 là sự rối loạn chuyển hóa không đồng nhất khiến tăng lượng glucose trong máu

Biến chứng tiểu đường tuýp 2 gồm những gì?

Tăng glucose máu mạn tính trong thời gian dài có thể gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide. Lâu dần, tình trạng này sẽ gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể (mà thuật ngữ chuyên ngành gọi là biến chứng) điển hình phải kể đến tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh và răng.

Biến chứng tiểu đường tuýp 2 cấp tính

Những biến chứng tiểu đường tuýp 2 cấp tính vô cùng nguy hiểm, diễn ra nhanh chóng và người bệnh có thể tử vong. Đó là: 

Nhiễm toan ceton: Nhiễm toan ceton là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa. Nguyên nhân của tình trạng này là do nồng độ axit tăng cao khi quá trình chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra. Khi gặp biến chứng này người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tăng áp lực thẩm thấu: Đường huyết cao quá mức cho phép có thể gây hôn mê. Đây là biến chứng tiểu đường tuýp 2 nặng nhất, đòi hỏi người bệnh phải được cấp cứu ngay lập tức.

Hạ đường huyết: Nguyên nhân của tình trạng này là dùng quá thuốc hạ đường huyết quá liều, ăn uống kiêng khem không khoa học, nhịn ăn, tập luyện quá sức, uống quá nhiều rượu. Dấu hiệu của hạ đường huyết là mệt mỏi, chân tay run, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp, bụng đói cồn cào. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê, nguy kịch hơn là dẫn đến tử vong.

bien-chung-tieu-duong-tuyp-2-2.jpg
Biến chứng tiểu đường tuýp 2 cấp tính rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời

Biến chứng tiểu đường tuýp 2 mạn tính

So với các biến chứng tiểu đường tuýp 2 cấp tính thì các biến chứng mạn tính thường kéo dài dai dẳng và gây ra những bệnh lý nguy hiểm như:

  • Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, gây liệt hoặc tử vong. 
  • Biến chứng thận: Bệnh tiểu đường gây ra tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận. Điều này khiến suy giảm chức năng thận. Bệnh thận thường phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn là những người không mắc. Để giảm nguy cơ mắc bệnh thận, người bệnh cần duy trì mức glucose máu và huyết áp ở trạng thái bình thường. 
  • Biến chứng thần kinh: Tiểu đường tuýp 2 gây nên những tổn thương cho gây thần kinh ở các chi, ở sọ. Biểu hiện của biến chứng này là tê bì, mất cảm giác, rối loạn cảm giác, sụp mi, lác trong. Trong tình trạng biến chứng nặng, người bệnh có thể bị liệt, teo cơ, nhiễm trùng đoạn chi khiến một phần chi buộc phải bị cắt bỏ,...
  • Biến chứng thị giác: Phần lớn những người mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ bị khởi phát một số bệnh về mắt như giảm thị lực hoặc mù lòa. Tình trạng này có thể kiểm soát nếu bạn giữ ổn định mức glucose máu và huyết áp hoạt động bình thường, kèm theo đó là kiểm tra mắt định kỳ. 
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Lượng đường trong máu tăng đột biến là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Đồng thời, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu, sinh dục,... và các vết loét lâu liền. 
  • Biến chứng thai kỳ: Một số sản phụ gặp tình trạng tiểu đường thai kỳ. Glucose máu cao dẫn đến tình trạng thai nhi quá cân. Điều này dẫn đến các tai biến sản khoa ở mẹ và bé, nguy cơ trẻ sau sinh hạ đường huyết đột ngột. Ngoài ra, so với trẻ khác, trẻ bị phơi nhiễm glucose máu trong suốt thai kỳ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn.
bien-chung-tieu-duong-tuyp-2-3.jpg
Thai phụ bị tiểu đường tuýp 2 có thể gặp các tai biến sản khoa hoặc con sinh ra có nguy cơ mắc tiểu đường cao 

Ngoài các biến chứng tiểu đường tuýp 2 kể trên, đường huyết tăng cao có thể dẫn đến những tổn thương cơ thể khác như xương khớp, não bộ, suy giảm trí nhớ, mắc các bệnh về da,...

Có thể phòng ngừa được biến chứng tiểu đường tuýp 2 không?

Để hạn chế biến chứng tiểu đường tuýp 2, bạn cần duy trì lượng glucose máu và huyết áp ở mức ổn định. Và để làm được việc này, bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh,...

Giảm cân 

Nếu bạn mới mắc tiểu đường tuýp 1 thì hãy tích cực giảm cân để ngăn cho bệnh phát tiến triển lên tuýp 2. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người mắc tiền tiểu đường nên giảm ít nhất 7 – 10% trọng lượng cơ thể. 

Thay đổi khẩu phần ăn 

Đầu tiên, bạn cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm thực vật. Hãy đảm bảo trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn sẽ có nhiều vitamin C, D, E, các loại rau xanh, các loại đậu (đậu gà, đậu lăng), ngũ cốc nguyên hạt (mì ống, bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, yến mạch nguyên hạt,...).

Tiếp theo, bạn cần tránh các thực phẩm nhiều đường, ít chất xơ, ít chất dinh dưỡng như: Bánh mì trắng, bánh ngọt, nước ép trái cây có đường,...

Một số nguồn chất béo lành mạnh bạn có thể tham khảo để thay đổi thực đơn của mình bao gồm: Dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu hạt cải, hạt hạnh nhân, đậu phộng, hạt bí ngô, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá tuyết,...

bien-chung-tieu-duong-tuyp-2-4.jpg
Sử dụng thực phẩm thực vật, tránh thực phẩm nhiều đường giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Tập luyện thể thao

Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày. 150 phút mỗi tuần cho hoạt động thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật. Một số bài tập dành cho người mắc bệnh tiểu đường là aerobic, đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp, chạy bộ,...

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài tập để tăng sức mạnh, tăng cường sức đề kháng, giữ thăng bằng như cử tạ, tập dưỡng sinh, yoga. Nếu bạn làm việc máy tính liên tục, hãy dành vài phút để đi lại, hoạt động nhẹ sau mỗi 30 phút. Việc này sẽ giúp máu lưu thông đều đặn, kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. 

Dù đái tháo đường là bệnh phải sống chung cả đời, không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được nếu biết cách tự chăm sóc bản thân và tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Biến chứng tiểu đường tuýp 2 có thể được ngăn chặn nếu bạn ăn uống lành mạnh, luyện tập điều độ và khám sức khỏe định kỳ. 

Nếu bạn có nhu cầu mua những sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bị bệnh đái tháo đường, các loại thuốc điều trị đái tháo đường, có thể đến các hệ thống Nhà thuốc Long Châu để được tư vấn cụ thể. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tìm mua và sử dụng.

Xem thêm: Bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm