Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu chi tiết về hội chứng kiệt sức nghề nghiệp

Ngày 31/03/2024
Kích thước chữ

Kiệt sức nghề nghiệp không phải là một khái niệm mới và nó đã được nhắc đến từ những năm 90. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, số lượng người mắc hội chứng này càng có xu hướng gia tăng. Vì vậy, tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hội chứng kiệt sức do nghề nghiệp là việc cần thiết.

Hội chứng kiệt sức nghề nghiệp là tình trạng kiệt sức liên quan trực tiếp đến áp lực công việc. Tuy nhiên, trạng thái này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, các mối quan hệ xã hội và cả chất lượng cuộc sống của người mắc hội chứng. Trong phạm vi bài viết này, Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về hội chứng kiệt sức do nghề nghiệp.

Hội chứng kiệt sức nghề nghiệp là gì?

Hội chứng kiệt sức nghề nghiệp hay còn gọi là hội chứng burn out (hội chứng Burnnout) được nhắc đến lần đầu tiên từ năm 1974 bởi Freudenberger để mô tả trạng thái kiệt sức và mệt mỏi thường liên quan đến tinh thần và cảm xúc. Đây là một dạng rối loạn nghiêm trọng có liên quan đến công việc và xảy ra khi chúng ta phải duy trì trạng thái làm việc căng thẳng quá mức trong thời gian dài.

Tìm hiểu chi tiết về hội chứng kiệt sức nghề nghiệp 1
Kiệt sức nghề nghiệp có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại

Kiệt sức tại nơi làm việc ngày nay được hiểu rộng hơn, không chỉ là kiệt quệ về tinh thần, cảm xúc tại nơi làm việc mà còn là trạng thái kiệt quệ về sức khỏe thể chất. Đây đã và đang trở thành một vấn đề sức khỏe nghề nghiệp nghiêm trọng vì tỷ lệ người lao động mắc hội chứng này có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã phân loại kiệt sức nghề nghiệp là một hiện tượng nghề nghiệp thay vì một tình trạng y tế.

Áp lực công việc tác động tiêu cực lên cả thể chất và tinh thần của người lao động gây ra những căng thẳng mãn tính không thể kiểm soát. Khi đó, người lao động bị giảm hứng thú và động lực làm việc. Họ thờ ơ với trách nhiệm, không muốn tuân thủ quy tắc, không công nhận lợi ích của công việc nên không muốn cố gắng. Hệ quả tất yếu là hiệu suất làm việc bị suy giảm nghiêm trọng, các mối quan hệ tại nơi làm việc bị đi xuống.

Nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến kiệt sức nghề nghiệp

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Maslach và Leiter, kiệt sức là một phản ứng căng thẳng tâm lý trong công việc mang tính chất kinh niên. Phản ứng này được tạo ra từ 3 nguyên nhân chính bao gồm:

  • Người lao động có cảm giác suy giảm năng lượng hoặc kiệt sức tại nơi làm việc.
  • Người lao động hình thành cảm giác hoài nghi, tiêu cực, giảm sự tự tin và hứng thú trong công việc.
  • Hiệu quả công việc và sự chuyên nghiệp bị giảm sút làm tăng khoảng cách tinh thần với đồng nghiệp và khách hàng.

Có thể kể đến các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kiệt sức nghề nghiệp như:

  • Lĩnh vực làm việc: Những nghề nghiệp có sức ép lớn, cường độ làm việc cao, trách nhiệm lớn như điều dưỡng, bác sĩ, giáo viên,... thường là những nghề nghiệp có tỷ lệ người lao động bị kiệt sức khá cao.
  • Đặc trưng nghề nghiệp: Những đặc trưng nghề nghiệp như thường xuyên phải làm tăng ca, làm ca đêm, tiếp xúc với hóa chất, tiếp xúc với môi trường độc hại… cũng làm tăng nguy cơ kiệt sức.
  • Những yếu tố nhân khẩu học như tình trạng hôn nhân, địa vị xã hội, cấp bậc tại nơi làm việc, kinh nghiệm làm việc… cũng ảnh hưởng đến hội chứng kiệt sức tại nơi làm việc.
Tìm hiểu chi tiết về hội chứng kiệt sức nghề nghiệp 2
Lĩnh vực làm việc và đặc trưng nghề nghiệp liên quan đến nguy cơ kiệt sức nghề nghiệp

Dấu hiệu nhận biết kiệt sức nghề nghiệp

Một số công việc được cho là có khả năng dẫn đến hội chứng Burnnout cao hơn những ngành nghề khác như:

  • Công việc quá tải với lượng thời gian làm việc trong ngày quá nhiều.
  • Công việc có tính chất phức tạp nhưng cần hoàn thành trong thời gian hạn chế.
  • Công việc có mức lương không tương xứng, môi trường làm việc thiếu công bằng, không có sự tin tưởng.
  • Công việc không tạo ra niềm tự hào cho người lao động.
  • Người lao động không có thẩm quyền trong công việc, không có tổ chức dẫn dắt, không được định hướng mục tiêu.

Ngoài ra, có một số dấu hiệu kiệt sức mà bạn cần biết như:

  • Trạng thái người lao động bị rối loạn cảm xúc: Cảm thấy áp lực khi đi làm, không khí làm việc ảm đạm, người lao động dễ nổi nóng, cáu giận, không hài lòng với công việc được giao tại nơi làm việc.
  • Các dấu hiệu liên quan đến thái độ, suy nghĩ tại nơi làm việc như: Bi quan về công việc, hay đổ lỗi và thoái thác trách nhiệm, nghi ngờ công việc, thiếu tự tin trong công việc.
  • Các dấu hiệu kiệt sức nghề nghiệp liên quan đến sự thay đổi hành vi như: Trì hoãn trong công việc, làm việc không nhiệt tình, không có động lực để đến nơi làm việc, đi làm trễ giờ thường xuyên, không tập trung khi làm việc, không hài lòng vui vẻ với môi trường làm việc.
Tìm hiểu chi tiết về hội chứng kiệt sức nghề nghiệp 3
Hội chứng kiệt sức nghề nghiệp được nhận biết qua nhiều dấu hiệu

Làm sao để phòng tránh kiệt sức nghề nghiệp?

Một số mẹo để tránh cho bạn rơi vào trạng thái kiệt sức tại nơi làm việc như:

  • Lựa chọn công việc và nơi làm việc phù hợp với mong muốn, sở thích của bản thân.
  • Cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế làm việc quá sức.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh tại nơi làm việc để dễ sẻ chia, tâm sự với đồng nghiệp.
  • Tham gia vào các hoạt động văn thể, hoạt động vui chơi, giải trí tại nơi làm việc để giảm áp lực và tăng cường mối quan hệ tại nơi làm việc.
  • Dành thời gian cho sở thích cá nhân như thể thao, nhảy múa, nấu ăn, hội họa, âm nhạc… để nâng cao đời sống tinh thần.
  • Thấu hiểu và chấp nhận những sự khác biệt ở môi trường làm việc, những điều chưa thực sự lý tưởng ở nơi làm việc.
  • Biết từ chối lịch sự khi khối lượng công việc vượt quá khả năng của bản thân.
  • Chia sẻ, tâm sự với đồng nghiệp khi gặp khó khăn, áp lực để giải tỏa tâm trạng và có được những lời tư vấn hợp lý.
  • Một số trường hợp căng thẳng tinh thần quá mức cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
Tìm hiểu chi tiết về hội chứng kiệt sức nghề nghiệp 4
Một số trường hợp kiệt sức tại nơi làm việc cần hỗ trợ tâm lý

Hội chứng kiệt sức nghề nghiệp có thể bị nhầm lẫn với rối loạn tâm lý, trầm cảm. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng nghề nghiệp chứ không phải một bệnh lý hay tình trạng y tế. Nếu biết cách chủ động phòng ngừa, người lao động sẽ hạn chế nguy cơ mắc phải hội chứng này.

Xem thêm: Bổ sung gì khi kiệt sức do vận động để cải thiện sức khỏe?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin