Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi không có sức lực

Ngày 06/07/2024
Kích thước chữ

Cơ thể mệt mỏi không có sức lực là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay. Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng và thường gặp ở người trong độ tuổi học tập, lao động. Cơ thể mệt mỏi không có sức lực không chỉ tác động đến chất lượng cuộc sống, công việc, học tập mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý khác.

Xã hội ngày càng phát triển, áp lực cuộc sống, học tập và công việc cũng tăng lên không ngừng. Cơ thể mệt mỏi không có sức lực sau những ngày dài làm việc vất vả, học tập áp lực là điều không thể tránh khỏi nếu chúng ta không biết cách cân bằng cuộc sống.

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho cơ thể mệt mỏi không có sức lực. Tình trạng này có thể chỉ diễn ra tạm thời nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì thế, bạn không nên lơ là nếu xuất hiện dấu hiệu cơ thể mệt mỏi kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường khác.

Biểu hiện của cơ thể mệt mỏi không có sức lực

Cơ thể mệt mỏi không có sức lực là tình trạng người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, rã rời, kiệt sức và không có đủ năng lượng và tập trung để làm bất cứ việc gì. Tình trạng này ảnh hưởng đến các hoạt động khác như học tập, vui chơi, làm việc, thậm chí sinh hoạt cũng gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi không có sức lực và cách điều trị 1
Cuộc sống bận rộn, làm việc quá sức dễ khiến bạn kiệt sức, mệt mỏi

Hầu hết chúng ta đều trải qua cảm giác này ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này có thể xuất hiện sau khi cơ thể hoạt động gắng sức kéo dài, sinh hoạt không lành mạnh trong một thời gian dài hoặc khi cơ thể đang mắc bệnh lý cấp tính, mãn tính nào đó. Đặc biệt, đây là triệu chứng chung của cơ thể không phải ở bất kỳ cơ quan nào.

Vì sao cơ thể mệt mỏi không có sức lực?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi không có sức. Việc xác định rõ nguyên nhân sẽ giúp chúng ta tìm được giải pháp phòng ngừa và khắc phục phù hợp nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi không có sức lực.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Mệt mỏi mãn tính là một hội chứng đặc trưng bởi tình trạng cơ thể luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi nhưng không rõ lý do. Tình trạng mệt mỏi không có sức lực này kéo dài ít nhất 6 tháng mà không được cải thiện ngay cả khi nghỉ ngơi và hoàn toàn không liên quan đến các yếu tố bệnh lý khác.

Đặc điểm ở người bị mệt mỏi mãn tính là cơ thể luôn thiếu sức sống, cảm thấy kiệt sức, gặp nhiều khó khăn và cảm thấy chán nản khi tham gia các hoạt động. Điều này sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể. Ngoài ra, hội chứng mệt mỏi mãn tính còn khiến người bệnh tự ti, trầm cảm, sống cô lập với thế giới bên ngoài.

Nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi không có sức lực và cách điều trị 2
Mệt mỏi kéo dài khiến người bệnh không muốn làm gì, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Mệt mỏi do bệnh lý

Tình trạng cơ thể mệt mỏi không có sức lực có thể xuất phát từ những bệnh lý đơn giản đến phức tạp. Một số bệnh lý thường gặp có thể khiến cơ thể mệt mỏi như cúm, cảm lạnh, thiếu máu,... Những trường hợp này thường không nghiêm trọng và có thể chấm dứt khi khỏi bệnh.

Tuy nhiên, mệt mỏi có thể do một số bệnh lý nguy hiểm chúng ta không nên coi thường dưới đây:

  • Bệnh lý tim mạch, hô hấp: Mệt mỏi không có sức lực có thể là dấu hiệu bệnh lý tim mạch tiềm ẩn. Một số bệnh lý có thể gây ra triệu chứng này gồm suy tim, hẹp van tim, thiếu máu cục bộ cơ tim, tăng huyết áp,... Bên cạnh đó, mệt mỏi còn do các bệnh lý hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp, lao phổi, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản,...
  • Bệnh lý nội tiết, rối loạn chuyển hóa: Tiểu đường, cường giáp, suy giáp, rối loạn mỡ máu, hội chứng Cushing,...
  • Bệnh lý huyết học: Tan máu bẩm sinh Thalassemia, bệnh bạch cầu, hồng cầu hình liềm, thiếu máu tán huyết,...
  • Bệnh lý thần kinh: Bệnh lý thần kinh ngoại biên, động kinh, đau đầu migraine,...
  • Bệnh nhiễm trùng: Sốt xuất huyết, lao, tăng bạch cầu đơn nhân, HIV, viêm gan,...
  • Bệnh lý rối loạn tự miễn: Viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ, vảy nến, bệnh Graves, viêm tuyến giáp Hashimoto, nhược cơ,...
  • Ung thư: Hầu hết người bị ung thư sẽ xuất hiện triệu chứng cơ thể mệt mỏi không có sức lực và đây cũng là dấu hiệu đáng lo nhất.

Sinh hoạt không điều độ

Thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nếu bạn thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, ăn uống không đủ chất, sử dụng nhiều đồ uống có cồn, chất kích thích,... sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi không có sức lực.

Cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng cơ thể mệt mỏi không có sức lực

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi không có sức lực sẽ có phương pháp giải quyết khác nhau. Nếu tình trạng mệt mỏi do thói quen sinh hoạt, thì bạn chỉ cần thay đổi lối sống, tăng cường dinh dưỡng sẽ cải thiện nhanh chóng. Với các trường hợp do hội chứng mệt mỏi mãn tính và các bệnh lý, bạn cần thăm khám để bác sĩ xác định nguyên nhân, thể trạng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi không có sức lực và cách điều trị 3
Người bị mệt mỏi kéo dài nên đi khám sức khỏe để xác định rõ nguyên nhân

Bên cạnh đó, để phòng tránh tình trạng cơ thể mệt mỏi, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống khoa học;
  • Tập thể dục, thể thao vừa sức;
  • Tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn gây hại cho cơ thể;
  • Thăm khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bất thường.

Tóm lại, cơ thể mệt mỏi không có sức lực có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, nếu các triệu chứng này không được cải thiện, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin