Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu về test rối loạn nhân cách ranh giới

Ngày 05/04/2024
Kích thước chữ

Có không ít người bị mắc rối loạn nhân cách ranh giới nhưng chính họ và những người xung quanh không nhận ra. Bài test rối loạn nhân cách ranh giới được giới thiệu dưới đây sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng này.

Rối loạn nhân cách ranh giới thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ. Người mắc rối loạn này thay đổi cảm xúc liên tục, nhạy cảm quá mức và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ và những người xung quanh. Bài test rối loạn nhân cách ranh giới sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời rối loạn này.

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì?

Rối loạn nhân cách có nhiều dạng khác nhau như: Rối loạn nhân cách né tránh, rối loạn nhân cách kịch tính, rối loạn nhân cách phân liệt và chứng rối loạn nhân cách ranh giới (tiếng Anh là Borderline personality disorder – viết tắt là BPD) cũng là một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần tương tự. 

Rối loạn nhân cách này sẽ ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cách cảm nhận của người bệnh về chính mình và những người, những sự việc diễn ra xung quanh. Người bệnh có xu hướng khó quản lý cảm xúc, hành vi. Họ dễ tức giận, bốc đồng, thay đổi tâm trạng liên tục, tự làm hại bản thân…

Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải rối loạn nhân cách ranh giới. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc tình trạng này cao hơn cả như:

  • Người trưởng thành trên 18 tuổi.
  • Phụ nữ có nguy cơ mắc rối loạn nhân cách ranh giới cao hơn nam giới. Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm đến 75%.
  • Người có tiền sử gia đình từng mắc rối loạn nhân cách.
  • Người đang có tình trạng sức khỏe tâm thần không ổn định, rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu, trầm cảm…
  • Người từng có quá khứ bị bỏ rơi, bị lạm dụng.
  • Người từng sống chung với những người sử dụng chất gây nghiện hoặc có hành vi phạm tội.
Tìm hiểu về test rối loạn nhân cách ranh giới 1
Người bị rối loạn nhân cách ranh giới không biết mình mắc bệnh

Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách ranh giới có thể do tiền sử gia đình, các thay đổi trong não bộ, các chất hóa học trong não ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc. Ngoài ra, các yếu tố môi trường sống, xã hội, văn hóa cũng là một phần nguyên nhân.

Triệu chứng của rối loạn nhân cách ranh giới

Trước khi tìm hiểu về bài test rối loạn nhân cách ranh giới, chúng ta cùng khám phá xem chứng rối loạn này được biểu hiện như thế nào nhé! Theo các chuyên gia, triệu chứng của BPD bắt đầu xuất hiện từ 18 tuổi. Một số trường hợp các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn theo thời gian. Có thể kể đến những dấu hiệu đặc trưng nhất của rối loạn này như:

  • Người bệnh thường có cảm giác sợ bị bỏ rơi nên hay theo dõi mọi hành động của người thân và không cho họ rời xa.
  • Họ có xu hướng thay đổi quan điểm, suy nghĩ, tâm trạng đột ngột nên các mối quan hệ trong tình bạn, hôn nhân, gia đình thiếu ổn định, dễ bị căng thẳng.
  • Ý thức của người bệnh về chính bản thân họ cũng không ổn định, họ có xu hướng thay đổi bạn bè, công việc, mục tiêu…
  • Thay đổi nhanh chóng về cảm xúc và thường là cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, tức giận, lo lắng, thù hận,…
  • Người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới có hành vi bốc đồng, mang tính nguy hiểm như gây gổ đánh nhau, phóng nhanh vượt ẩu, dùng chất gây nghiện…
  • Một số người bệnh có hành vi tự hại hay tự tử vì suy nghĩ bị bỏ rơi, thất vọng về cuộc sống…
  • Người bệnh có thể bị ảo giác, hoang tưởng.
Tìm hiểu về test rối loạn nhân cách ranh giới 2
Test rối loạn nhân cách ranh giới được thực hiện khi người bệnh xuất hiện triệu chứng bất thường

Bạn đã biết gì về bài test rối loạn nhân cách ranh giới?

Để sàng lọc rối loạn nhân cách ranh giới, các chuyên gia có thể dùng các công cụ khác nhau như:

  • SCID-5-PD - viết tắt của Structured Clinical Interview for DSM-5 Personality Disorders.
  • PDQ-4 - viết tắt của The Personality Diagnostic Questionnaire.
  • The Zanarini Rating Scale.
  • Công cụ test MSI-BPD - viết tắt của McLean Screening Instrument for Borderline Personality Disorder.

Trong đó, công cụ test rối loạn nhân cách ranh giới McLean (MSI-BPD) thường được sử dụng phổ biến nhất vì độ tin cậy và tính giá trị đã được chứng minh. Công cụ này được phát triển bởi Tiến sĩ Mary Zanarini và các đồng nghiệp tại Bệnh viện McLean. Bài test này bao gồm 10 câu hỏi đơn giản như sau:

  • Người làm bài test từng có các mối quan hệ không bền vững và căng thẳng không?
  • Người làm bài test từng có hành vi cố tình làm tổn thương chính mình hay tự sát không?
  • Người làm bài test từng có từng gặp ít nhất hai vấn đề liên quan đến tính bốc đồng của mình không?
  • Người làm bài test từng có đang trong tâm trạng cực đoan không?
  • Người làm bài test từng không kiểm soát được tâm trạng của chính mình hay dễ nổi giận không?
  • Người làm bài test có thường xuyên không tin tưởng vào người khác không?
  • Người làm bài test có hay cảm thấy mọi thứ quanh mình đều không có thật không?
  • Người làm bài test có hay cảm thấy trống rỗng không?
  • Người làm bài test có hay thấy mình không có danh tính hay không biết mình là ai không?
  • Người làm bài test có cố gắng hết sức để không bị bỏ rơi hoặc không có cảm giác mình bị bỏ rơi không?
Tìm hiểu về test rối loạn nhân cách ranh giới 3
Những câu hỏi đơn giản giúp sàng lọc được rối loạn nhân cách ranh giới

Điểm số test rối loạn nhân cách ranh giới nói lên điều gì?

Trong bài test rối loạn nhân cách ranh giới, mỗi câu trả lời “có” được chấm 1 điểm, câu trả lời “không” được chấm không điểm. Tổng điểm được chấm theo thang từ 1 đến 10:

  • 4 điểm trở xuống: Ít có khả năng mắc rối loạn nhân cách ranh giới.
  • Điểm 5 - 6: Nên được đánh giá thêm bởi chuyên gia để có kết quả sàng lọc chính xác hơn.
  • Điểm 7: Chạm ngưỡng lâm sàng hợp lệ để khẳng định mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới.
  • Điểm từ 7 trở lên: Khả năng cao mắc rối loạn nhân cách ranh giới.

Khi bài test rối loạn nhân cách ranh giới cho kết quả từ 7/10 trở lên, người bệnh nên gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần để được tư vấn thêm về rối loạn này. Kết quả bài test chỉ mang tính tham khảo. Chỉ có những chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới có thể chẩn đoán chứng rối loạn nhân cách ranh giới và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Điều trị chứng rối loạn nhân cách ranh giới thế nào?

Liệu pháp tâm lý chính là phương pháp chủ yếu được áp dụng trong điều trị cho những người mắc rối loạn nhân cách ranh giới. Một số liệu pháp trị liệu tâm lý thường được áp dụng như: Liệu pháp hành vi biện chứng hay liệu pháp hành vi nhận thức. Phương pháp đào tạo khả năng dự đoán cảm xúc và giải quyết vấn đề STEPPS kéo dài 20 tuần cũng được áp dụng.

Tìm hiểu về test rối loạn nhân cách ranh giới 4
Cần gặp ngay bác sĩ tâm thần khi kết quả bài test từ 7 trở lên

Một số người bệnh có thể phải dùng thuốc để giảm triệu chứng, thuốc điều trị các tình trạng xảy ra song song với chứng rối loạn nhân cách ranh giới như: Hung hăng, trầm cảm, lo âu… Các loại thuốc được dùng phổ biến như thuốc ổn định tâm trạng, thuốc loạn thần, thuốc trầm cảm… Có trường hợp bệnh nhân buộc phải nhập viện điều trị để phòng ngừa việc tự gây thương tích hoặc tự tử.

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu thêm về chứng rối loạn nhân cách ranh giới, công cụ test rối loạn nhân cách ranh giới và cách điều trị phù hợp. Nếu nhận thấy chính mình hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu rối loạn nhân cách nào, bạn nên tiến hành bài test này càng sớm càng tốt. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin