Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tổn thương thần kinh mác: Dấu hiệu nhận biết và biện pháp chẩn đoán

Ngày 30/05/2024
Kích thước chữ

Dây thần kinh mác được biết đến là dây thần kinh quan trọng ảnh hưởng đến khả năng vận động của vùng chi dưới. Tổn thương thần kinh mác có thể do nhiều nguyên nhân hoặc bệnh lý khác nhau. Do đó bạn cần nên hiểu rõ về dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này để có hướng điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tổn thương thần kinh mắc hay còn được gọi là dây thần kinh hông khoeo ngoài sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động ở vùng thân chi dưới của cơ thể. Điều này gây tác động đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về dấu hiệu và phương pháp chẩn đoán của bệnh lý này nhé!

Tổn thương thần kinh mác là gì?

Dây thần kinh mác hay còn được biết đến là dây thần kinh hông ngoài, là một trong hai nhánh của dây thần kinh hông, có kích thước tương đương với một nửa của dây thần kinh chày. Dây thần kinh mác tách ra từ thần kinh hông ở phía trên của trám khoeo, sau đó chạy ra bên quanh đầu trên của xương mác và tiếp tục chia thành thần kinh mác sâu và thần kinh mác nông.

Tổn thương thần kinh mác: Dấu hiệu nhận biết và biện pháp chẩn đoán 1
Tổn thương thần kinh mác gây ảnh hưởng đến khả năng vận động vùng chi dưới

Dây thần kinh mác phân nhánh tới khớp gối và điều khiển vận động cho cơ duỗi bàn chân, cũng như cung cấp cảm giác cho da ở phía bên ngoài của cẳng chân, gót và cổ chân. Nếu gặp tình trạng tổn thương thần kinh mác có thể dẫn đến liệt nhóm cơ nghiêng bên ngoài của bàn chân, gập bàn chân về phía trong, mất cảm giác ở phía bên ngoài của cẳng chân và mặt bên trong của đầu ngón chân.

Nguyên nhân gây tổn thương thần kinh mác

Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý toàn thân khác nhau có thể gây ra tổn thương cho thần kinh mác. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Tổn thương tủy sống: Thường xảy ra ở cả đoạn tủy sống cao và thấp.
  • Bệnh lý xơ cứng cột bên teo cơ: Cụ thể là các bệnh như xơ cứng cột sống.
  • Bệnh đa xơ cứng: Đây là một loại bệnh gây tổn thương cho hệ thần kinh.
  • Chấn thương gãy xương cẳng chân hoặc tổn thương khớp gối: Bệnh này có thể gây chèn ép dây thần kinh mác tại một vị trí.
  • Vật sắc nhọn hoặc vết thương hỏa khí: Gây tổn thương trực tiếp lên dây thần kinh mác.
  • Biến chứng ảnh hưởng sau phẫu thuật: Các loại biến chứng tác động như thay khớp háng, bó bột xương cẳng chân, hoặc các phẫu thuật tại khớp gối có thể ảnh hưởng gây tổn thương dây thần kinh.
Tổn thương thần kinh mác: Dấu hiệu nhận biết và biện pháp chẩn đoán 2
Bệnh đa xơ cứng có thể là một trong những nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh mác

Dấu hiệu nhận biết tổn thương thần kinh mác

Dấu hiệu nhận biết đối với một trường hợp tổn thương thần kinh mác có thể dựa một số đặc điểm sau:

  • Quan sát bàn chân: Bàn chân bên tổn thương thường ở tư thế rủ, gọi là bàn chân rủ, do nhóm cơ gấp bàn chân về phía mu bị liệt. Người bệnh có thể đi lại khó khăn, nâng bàn chân cao hơn mặt đất để tránh va chạm.
  • Khả năng duỗi các ngón chân: Khả năng này có thể bị suy giảm.
  • Khó xoay bàn chân ra ngoài: Bàn chân bên tổn thương không thể xoay ra ngoài bình thường.
  • Rối loạn hoặc mất cảm giác: Cảm giác cơ thể bị rối loạn hoặc mất ở phía ngoài của cẳng chân, mặt mu bàn chân và cổ chân.
  • Triệu chứng đau: Đau dây thần kinh có thể xuất hiện ở mặt ngoài của cẳng chân và phía mu bàn chân, có thể xuất phát từ vùng thắt lưng nếu tổn thương liên quan đến rễ thần kinh L5.
  • Dấu hiệu rối loạn dinh dưỡng: Tình trạng này có thể gây khô da, teo cơ ở phía ngoài của cẳng chân.
  • Các dấu hiệu khác: Biến dạng cẳng chân nếu có gãy đầu xương mác, tổn thương ở khớp gối, vết thương hở có hoặc do hỏa khí.

Biện pháp chẩn đoán tổn thương thần kinh mác

Để chẩn đoán tổn thương thần kinh mác, cần kết hợp giữa các triệu chứng lâm sàng và các phương pháp cận lâm sàng. Biểu hiện lâm sàng của tổn thương thần kinh mác thường là rối loạn vận động, cảm giác không bình thường và các vấn đề dinh dưỡng ở vùng được thần kinh mác chi phối, từ phía ngoài của cẳng chân đến mu bàn chân và cổ chân.

Các phương tiện cận lâm sàng thường được sử dụng để chẩn đoán và xác định nguyên nhân của tổn thương thần kinh mác như:

  • X-quang xương cẳng chân và khớp gối: Giúp phát hiện tình trạng gãy xương và đánh giá mức độ chèn ép lên thần kinh mác.
  • Chụp cộng hưởng từ cột sống: Phát hiện các tình trạng bệnh lý ở đốt sống và vùng tủy tương ứng, cũng như tổn thương rễ thần kinh, thường là rễ L5.
  • Đo điện cơ đồ: Phát hiện các rối loạn trong dẫn truyền các tín hiệu thần kinh cơ ở nhóm cơ duỗi bàn chân hoặc duỗi các ngón chân, những cơ chịu sự điều khiển của dây thần kinh mác.
Tổn thương thần kinh mác: Dấu hiệu nhận biết và biện pháp chẩn đoán 3
Chụp X-quang giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện tình trạng bệnh nhanh chóng

Nguy cơ làm tăng khả năng tổn thương thần kinh mác

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh liệt dây thần kinh hông ngoài so với người bình thường. Một số trong số là:

  • Hoạt động thể thao cường độ cao như bóng đá: Các vận động viên thể thao, đặc biệt là trong các môn thể thao như bóng đá có nguy cơ cao hơn mắc bệnh.
  • Thể trạng gầy: Người có cơ địa gầy có thể có nguy cơ cao hơn.
  • Tiền sử bệnh tự miễn như viêm động mạch nút: Những người đã từng mắc bệnh tự miễn như viêm động mạch nút có thể có nguy cơ cao.
  • Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc tình trạng tổn thương dây thần kinh mác.
  • Nghiện rượu: Việc nghiện rượu cũng được liên kết với nguy cơ tăng.
  • Tiền sử bệnh di truyền như Charcot-Marie-Tooth: Những người có tiền sử bệnh di truyền như Charcot-Marie-Tooth có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Thói quen bắt chéo chân khi ngồi và nằm: Thói quen này cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung dấu hiệu và biện pháp chẩn đoán bệnh tổn thương thần kinh mác. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cần thiết về loại bệnh này nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin