Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau dây thần kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị đau dây thần kinh

Ngày 11/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau dây thần kinh thường có biểu hiện là cơn đau nhói, tê bì ở đầu và tay chân. Cơn đau có thể tự khỏi nhưng thường là mạn tính, lặp đi lặp lại nhiều lần và có thể tiến triển nặng hơn. Đau dây thần kinh thường do sự của tổn thương của một dây thần kinh hoặc toàn bộ hệ thống thần kinh. Tác động của tổn thương thần kinh là sự thay đổi chức năng thần kinh ở cả vị trí tổn thương và các khu vực xung quanh. Đau dây thần kinh có thể khó điều trị. Thuốc giảm đau cũng như các phương pháp điều trị không dùng thuốc như tập thể dục, châm cứu và kỹ thuật thư giãn có thể giúp giảm cơn đau dây thần kinh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Đau dây thần kinh là gì?

Đau dây thần kinh là một loại đau đặc biệt thường có cảm giác như bị bắn, bị đâm hoặc cảm giác đau nhói. Cơn đau được gây ra bởi tổn thương dây thần kinh, sau đó tổn thương này sẽ được gửi tín hiệu đến não để báo hiệu cơn đau.

Đau dây thần kinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ dây thần kinh nào trong cơ thể. Một số ví dụ bao gồm:

  • Đau do bệnh zona;
  • Đau dây thần kinh sinh ba - gây đau ở hàm hoặc má;
  • Đau chẩm - gây đau ở đáy hộp sọ có thể lan ra phía sau đầu;
  • Đau pudendal - gây đau ở háng-bẹn.

Một ví dụ về chứng đau thần kinh được gọi là hội chứng chi ma. Tình trạng hiếm gặp này xảy ra khi một cánh tay hoặc một chân đã bị cắt bỏ do bệnh tật hoặc chấn thương, nhưng não vẫn nhận được thông báo đau từ các dây thần kinh ban đầu mang xung động từ chi bị mất. Những dây thần kinh này bây giờ hoạt động sai và gây đau.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau dây thần kinh

Đau dây thần kinh thường có cảm giác như bị bắn, bị đâm hoặc cảm giác đau tê. Đôi khi nó có thể cảm thấy đột ngột như điện giật. Bạn cũng có thể bị đau do chạm vào bất kỳ vị trí nào mà bình thường sẽ không đau, chẳng hạn như có thứ gì đó chạm nhẹ trên da. Đau dây thần kinh thường tồi tệ hơn vào ban đêm. Đau dây thần kinh có thể gây khó ngủ, ảnh hưởng đến công việc và hoạt động hằng ngày. Nhiều người bị đau dây thần kinh trở nên lo lắng và trầm cảm.

Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của những người bị đau thần kinh được đánh giá thấp như những người bị đau xương khớp, trầm cảm, bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim gần đây hoặc bệnh đái tháo đường được kiểm soát kém. Chất lượng cuộc sống phụ thuộc nhiều hơn vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau thần kinh hơn là nguyên nhân cơ bản của nó.

Đau dây thần kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị đau dây thần kinh 4
Đau dây thần kinh ảnh hưởng đến công việc và hoạt động hằng ngày

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh

Đau thần kinh dường như thường không có nguyên nhân rõ ràng. Nhưng một số nguyên nhân phổ biến của đau thần kinh bao gồm:

  • Nghiện rượu;
  • Cắt cụt chi;
  • Hóa trị;
  • Bệnh đái tháo đường;
  • Suy giảm miễn dịch, ví dụ nhiễm HIV/AIDS;
  • Bệnh đa u tủy;
  • Bệnh đa xơ cứng;
  • Chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống do thoát vị đĩa đệm hoặc do viêm khớp ở cột sống;
  • Bệnh zona thần kinh;
  • Phẫu thuật cột sống;
  • Bệnh giang mai;
  • Các vấn đề về tuyến giáp;
  • Triệu chứng đau thần kinh tọa: Ngứa ran và tê bì chân tay.
Đau dây thần kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị đau dây thần kinh 3
Triệu chứng đau thần kinh tọa: Ngứa ran và tê bì chân tay

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải đau dây thần kinh?

Những người lớn tuổi, nữ giới, có mắc kèm bệnh lý như đái tháo đường dễ bị đau dây thần kinh. Ngoài ra, người bị bệnh đau dây thần kinh tọa hoặc bị zona cũng có nguy cơ bị đau dây thần kinh.

Các nghiên cứu chung về dân số, sử dụng các công cụ sàng lọc đã được xác nhận, đã phát hiện ra rằng 7 – 8% người trưởng thành hiện có đau thần kinh mạn tính.

  • Tỷ lệ đau thần kinh được tìm thấy trong một nghiên cứu của Hà Lan là khoảng 8 trường hợp trên 1.000 người/năm.
  • Một nghiên cứu ở Đức cho thấy 37% người đến các phòng khám ban đầu bị đau lưng mạn tính có chủ yếu là đau thần kinh. Con số này tương đương với 14% nữ giới và 11% nam giới Đức.
  • Tại Vương quốc Anh, 26% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường bị đau thần kinh ngoại vi.
  • Trên toàn thế giới, con số này có chiếm khoảng 47 triệu bệnh nhân, con số này sẽ tăng lên khi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên (từ 2,8% năm 2000 lên ước tính 4,4% năm 2030).
  • Trong số 33 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới, khoảng 35% bị đau thần kinh, không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị tiêu chuẩn.
  • Một nghiên cứu của Na Uy cho thấy 40% số người bị đau dai dẳng sau phẫu thuật, trong đó 1/4 trường hợp bị đau đặc điểm bệnh lý thần kinh. Đau sau phẫu thuật thần kinh có nhiều khả năng nghiêm trọng và dai dẳng hơn đau sau phẫu thuật không do thần kinh.
  • Khoảng 20% (18,7 – 21,4%) người bị ung thư bị đau thần kinh liên quan đến ung thư.
  • Tỷ lệ mắc bệnh herpes zoster (giời leo) trong đời là khoảng 25%. Các nghiên cứu tại Hoa Kỳ và Hà Lan phát hiện ra rằng 2,6% và 10% tương ứng sẽ phát triển chứng đau dây thần kinh hậu zona mạn tính.
Đau dây thần kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị đau dây thần kinh 6
 7 – 8% người trưởng thành hiện có đau thần kinh mạn tính

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải đau dây thần kinh

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau dây thần kinh, bao gồm:

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau dây thần kinh

Để chẩn đoán đau thần kinh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và thăm khám sức khỏe của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc, yêu cầu bệnh nhân mô tả cơn đau, ngoài ra cần phải xét nghiệm máu và thực hiện các phương pháp kiểm tra thần kinh, chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, MRI.

Đau dây thần kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị đau dây thần kinh 2
Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe của bệnh nhân

Phương pháp điều trị đau dây thần kinh hiệu quả

Mục tiêu của điều trị là:

  • Điều trị bệnh lý đi kèm (ví dụ: Xạ trị hoặc phẫu thuật để thu nhỏ khối u đang đè lên dây thần kinh).
  • Giảm đau.
  • Duy trì chức năng cơ bản của cơ thể.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống.

Liệu pháp đa phương thức (bao gồm thuốc, vật lý trị liệu, tư vấn tâm lý và đôi khi là phẫu thuật) thường được yêu cầu để điều trị chứng đau thần kinh.

Các loại thuốc thường được kê đơn cho chứng đau thần kinh bao gồm thuốc chống động kinh như:

  • Gabapentin;
  • Pregabalin;
  • Topiramate;
  • Carbamazepine;
  • Lamotrigine;
  • Amitriptylin;
  • Nortriptyline;
  • Venlafaxine;
  • Duloxetine;

Các phương pháp điều trị tại chỗ như lidocaine hoặc capsaicin-miếng dán, kem hoặc thuốc mỡ có thể được sử dụng trên vùng bị đau. Thuốc giảm đau opioid ít hiệu quả hơn trong điều trị đau thần kinh và tác dụng phụ có thể ngăn cản việc sử dụng lâu dài.

Cơn đau cũng có thể được điều trị bằng phong bế thần kinh, bao gồm tiêm steroid, thuốc gây tê cục bộ hoặc các loại thuốc khác vào dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Đau thần kinh không đáp ứng với các liệu pháp nêu trên có thể được điều trị bằng kích thích tủy sống, kích thích thần kinh ngoại biên và kích thích não.

Nếu cơn đau dây thần kinh xuất phát từ bệnh lý, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường, thì cần phải điều trị bệnh lý để giải quyết nguyên nhân gây đau. Một số phương pháp bao gồm:

  • Vật lý trị liệu;
  • Liệu pháp thư giãn;
  • Xoa bóp trị liệu;
  • Châm cứu;
  • Điều trị tâm lý.
Đau dây thần kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị đau dây thần kinh 5
Vật lý trị liệu có thể là phương pháp hiệu quả trong điều trị đau dây thần kinh cột sống

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau dây thần kinh

Chế độ sinh hoạt:

  • Một lối sống lành mạnh có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và tinh thần.
  • Cố gắng áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên.
  • Lên kế hoạch cho các công việc hàng ngày theo từng bước nhỏ thay vì cố gắng thực hiện tất cả chúng cùng một lúc.
  • Tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và điều chỉnh điều trị nếu cần.
  • Bệnh nhân cần có tinh thần lạc quan, hạn chế áp lực, căng thẳng bằng cách nuôi thú cưng, đọc sách hoặc làm những việc giúp tinh thần thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng;
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…

Phương pháp phòng ngừa đau dây thần kinh hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Duy trì lối sống khỏe mạnh, tích cực để hạn chế mắc các bệnh lý khác dẫn đến đau dây thần kinh. Ngoài ra, cần cẩn thận để tránh chấn thương, tổn thương dây thần kinh gây đau. 

Liên hệ bác sĩ điều trị nếu có các biểu hiện của cơn đau dây thần kinh để có biện pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh herpes zoster cũng có thể hạn chế mắc bệnh zona thần kinh.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.webmd.com/pain-management/neuropathic-pain
  2. https://www.healthdirect.gov.au/nerve-pain
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15833-neuropathic-pain 

Các bệnh liên quan

  1. liệt dây thần kinh khứu giác

  2. Động kinh

  3. Stress

  4. Chứng sợ khoảng rộng

  5. Viêm dây thần kinh tiền đình

  6. Động kinh thùy thái dương

  7. U dây thần kinh Morton

  8. Hội chứng Synesthesia

  9. Bại não trẻ em

  10. Mất thăng bằng