Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tổn thương tủy sống có thể chữa được không? Đây là câu hỏi mà lời giải đáp cho từng trường hợp phụ thuộc vào cả yếu tố khách quan và chủ quan. Cụ thể hơn là tình trạng thương tổn, phương thức can thiệp và sự cố gắng của chính bản thân người bệnh.
Tổn thương ở khu vực tủy sống có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân, trong đó chấn thương do va chạm cơ học là thường gặp nhất. Vấn đề sức khỏe này biểu hiện ra bên ngoài qua nhiều dấu hiệu khác nhau: Đau đớn, dị cảm, hạn chế khả năng vận động, liệt một phần cơ thể,… Vậy tổn thương tủy sống có thể chữa được không hay người bệnh phải chung sống cả đời với nó?
Tủy sống nằm trong xương cột sống và kéo dài từ đốt sống cổ thứ nhất (C1) tới giữa đốt thắt lưng thứ nhất và thứ hai (L1 - L2). Từ tổ chức này phát ra 31 đôi dây thần kinh tủy dẫn đến nhiều cơ quan nội tạng và đảm đương nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của các cơ quan đích.
Tổn thương tủy sống được hiểu là sự thay đổi về hình thái, kết cấu của tổ chức này do tác động của các yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh. Từ đó làm ảnh hưởng đến những hoạt động chức năng do bộ phận trên đảm nhiệm.
Để biết tổn thương tủy sống có thể chữa được không, bạn cần xác định rõ căn nguyên dẫn đến hiện tượng này. Và dưới đây là 5 nguyên nhân có mối liên quan trực tiếp đến hiện tượng tổn thương tủy sống:
Thống kê cho thấy có khoảng 75 - 80% các trường hợp tủy sống bị tổn thương là do chấn thương cột sống gây ra. Những chấn thương thường gặp bao gồm tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương thể thao, chấn thương khi làm nhiệm vụ,...
Các nguyên nhân trên có thể làm lệch đĩa đệm, vỡ hoặc lún đốt sống, chèn ép và làm tổn thương tủy đi kèm hiện tượng phù nề, chảy máu. Thậm chí một số trường hợp còn làm đứt ngang tủy sống và để lại di chứng nặng nề cho người gặp nạn.
Trong một số trường hợp, tổn thương tủy sống có thể phát sinh do sự xuất hiện của các khối u như u nội tủy, u ngoài tủy. Các tổ chức bất thường sẽ ngày càng chiếm chỗ và gây áp lực lên tủy sống, tác động tiêu cực lên cơ quan này. Và nếu không phẫu thuật triệt căn để loại bỏ khối u thì nguy cơ bị liệt là rất cao.
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở khu vực thắt lưng và cổ. Ở giai đoạn đầu, chúng chưa gây ra tổn thương trên tủy sống. Tuy nhiên khi có thêm các yếu tố nguy cơ khác như vận động sai tư thế, chấn thương thể thao,… thì đĩa đệm sẽ ngày càng lệch thêm và làm phát sinh vấn đề đang xét.
Hiện tượng viêm tủy do nhiễm một số loại vi sinh vật như: Enterovirus, virus Herpes, virus bại liệt, virus dại, liên cầu khuẩn, vi khuẩn lao, ấu trùng sán,… cũng được cho là có mối liên quan đến vấn đề sức khỏe này. Chúng có thể tác động đến vùng trung tâm hoặc ngoại vi, một vài điểm hoặc toàn bộ phần tủy của người bệnh.
Đặc biệt, nhiễm trùng còn có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây ra các phản ứng quá phát (tự miễn). Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tủy sống bị tổn thương.
Khi động mạch hoặc tĩnh mạch tủy bị dị dạng hoặc viêm nút đa động mạch, nhồi máu tủy, rối loạn đông máu,… thì hiện tượng xuất huyết có thể xảy ra. Trong một số trường hợp, lượng máu xuất ra sẽ dẫn vào trong tủy sống và làm tổn thương cơ quan này.
Tùy vào mức độ tổn thương tủy mà vấn đề sức khỏe này có thể biểu hiện ra bên ngoài qua nhiều dấu hiệu đặc trưng như:
Tổn thương tủy sống có thể chữa được không tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của thương tổn. Hầu hết các trường hợp tổn thương tủy sống do chấn thương đều có những chuyển biến tích cực sau thời gian dài điều trị. Tuy nhiên việc phục hồi hay chữa khỏi hoàn toàn là cực kỳ hi hữu. Người bệnh ít nhiều sẽ vẫn còn lại một vài di chứng sau khi hòa nhập cộng đồng.
Ngoài mức độ tổn thương thì còn có 2 phương diện khác chi phối đến khả năng phục hồi của người bệnh, đó là phương thức trị liệu và nỗ lực của mỗi cá nhân. Và thực tế đã ghi nhận không ít các trường hợp bị tổn thương tủy sống ở mức độ nghiêm trọng nhưng vẫn phục hồi một cách ngoạn mục nhờ kiên trì tập luyện.
Với tổn thương tủy sống, các bác sĩ thường lên phác đồ can thiệp dựa vào nguyên nhân làm phát sinh vấn đề này, cụ thể như sau:
Đặc biệt, ở giai đoạn sau của quá trình điều trị, các chuyên gia y tế thường phẫu thuật đặt điện cực để kích thích hoạt động của tủy sống nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi của cơ quan này.
Bên cạnh đó, vật lý trị liệu cũng là phương pháp được các bác sĩ khuyến cáo cho mọi trường hợp bị tổn thương tủy sống. Rất nhiều ca có tiên lượng nặng nhưng nhờ tích cực tập luyện theo phác đồ chỉ định đã phục hồi một cách thần kỳ qua thời gian. Vậy nên bên cạnh việc định hướng điều trị, người bệnh rất cần đến sự kề vai sát cánh của người thân và đội ngũ y bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu xoay quanh nghi vấn: “Tổn thương tủy sống có thể chữa được không?”. Mong rằng qua bài viết, bạn đã tìm ra lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi trên và hiểu thêm về vấn đề sức khỏe này để luôn chủ động trong việc ngăn ngừa, điều trị. Trân trọng!
Xem thêm: Các kiểu liệt do chấn thương tủy sống thường gặp nhất
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.