Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dựa trên tình trạng sức khỏe, độ tuổi và giai đoạn bệnh cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị ung thư tụy thích hợp nhất. Trong đó, phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u thường là giải pháp tối ưu giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Cùng tìm hiểu về phương pháp điều trị ung thư tụy ngay dưới đây!
Ung thư tụy là loại ung thư nguy hiểm xuất phát từ các tế bào trong tuyến tụy, một cơ quan hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa đường huyết. Phương pháp điều trị ung thư tụy có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp các phương pháp này nhằm kiểm soát bệnh. Đồng thời, chăm sóc giảm nhẹ cũng quan trọng để giảm đau và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trước khi đến với những thông tin về các phương pháp điều trị ung thư tụy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ung thư tụy là gì?
Ung thư tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy phát sinh các đột biến trong DNA. Những tế bào không bình thường này không bị chết như các tế bào khỏe mạnh mà vẫn tiếp tục quá trình phân chia. Sự tích tụ của các tế bào ung thư này dẫn đến sự phát triển của một khối u.
Loại ung thư tụy phổ biến nhất xuất phát từ tuyến ngoại tiết và được gọi là ung thư biểu mô tuyến của tụy. Đây là một trong những dạng ung thư có tính xâm lấn cao nhất. Phần lớn các trường hợp ung thư này khi được chẩn đoán đã di căn đến nhiều vị trí khác trong cơ thể. Hơn nữa, ung thư biểu mô tuyến của tụy thường kháng với các phương pháp điều trị nội khoa và phẫu thuật là phương pháp duy nhất có khả năng chữa trị triệt để.
Ung thư tụy tuy hiếm gặp nhưng lại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm vì khó phát hiện, khó chữa và có tỷ lệ tử vong cao. Đa số bệnh nhân sau khi phẫu thuật chỉ sống được từ 2 đến 3 năm và khả năng tái phát bệnh sau phẫu thuật cũng tương đối cao. Đối với bệnh nhân ở giai đoạn cuối mà không thể phẫu thuật, hầu hết chỉ có thể sống thêm chưa đến một năm kể từ khi phát hiện bệnh.
Ung thư tụy được chia thành 4 giai đoạn:
Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy thường dựa vào các yếu tố như:
Trong đa số trường hợp, mục tiêu của những phương pháp điều trị ung thư tụy là loại bỏ toàn bộ các tế bào ung thư nếu có thể. Khi điều này không khả thi, điều trị sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và kiểm soát sự phát triển hay tác động của khối u để giảm thiểu tổn thương.
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị ung thư tụy tối ưu giúp kéo dài thời gian sống cho các bệnh nhân. Các loại phẫu thuật thường dùng trong điều trị ung thư tuyến tụy bao gồm:
Khi khối u xuất hiện ở đầu tụy, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối tá tụy (phẫu thuật Whipple). Đây là thủ thuật phức tạp, loại bỏ phần đầu tụy, đoạn đầu tiên của ruột non (tá tràng), túi mật, một phần của ống mật và các hạch bạch huyết lân cận. Đôi khi, một phần của dạ dày và ruột kết cũng sẽ được cắt bỏ. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ nối các phần còn lại của tụy, dạ dày và ruột để hệ tiêu hóa tiếp tục hoạt động.
Khi khối u hình thành ở thân hoặc đuôi tụy (bên trái tuyến tụy), các phần này sẽ được cắt bỏ, và trong một số trường hợp, lá lách cũng cần phải loại bỏ.
Nếu cần cắt toàn bộ tụy, bệnh nhân vẫn có thể sống ổn định nhưng sẽ cần điều trị insulin và enzyme thay thế suốt đời.
Trong các trường hợp ung thư tụy tiến triển ảnh hưởng đến các mạch máu lân cận, bệnh nhân có thể không đủ điều kiện để phẫu thuật thông thường. Tại các bệnh viện chuyên sâu, bác sĩ có thể phẫu thuật tuyến tụy kết hợp với tái tạo các mạch máu bị ảnh hưởng.
Mỗi ca phẫu thuật đều tiềm ẩn nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng. Sau mổ, một số bệnh nhân có thể bị buồn nôn và nôn mửa, cần nằm viện vài ngày và sau đó là thời gian phục hồi tại nhà kéo dài vài tuần.
Nghiên cứu cho thấy các ca phẫu thuật ung thư tụy có nguy cơ biến chứng thấp hơn khi được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm tại các bệnh viện có chuyên môn cao.
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc uống nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Người bệnh ung thư tuyến tụy có thể được điều trị bằng một loại thuốc hóa trị hoặc một sự kết hợp của nhiều loại thuốc khác nhau.
Trong một số trường hợp, hóa trị có thể kết hợp với xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị. Phương pháp hóa - xạ trị phối hợp thường được áp dụng khi tế bào ung thư chưa lan ra ngoài tuyến tụy hoặc chưa di căn đến các cơ quan khác. Sự kết hợp này có thể tiến hành trước phẫu thuật để giúp thu nhỏ khối u hoặc áp dụng sau phẫu thuật nhằm giảm nguy cơ ung thư tái phát.
Đối với những bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn tiến triển đã di căn sang các cơ quan khác, hóa trị thường được chỉ định để kiểm soát sự phát triển của khối u, giúp giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng các chùm năng lượng cao, như tia X và proton, nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Trong điều trị ung thư tuyến tụy, xạ trị có thể được thực hiện trước, sau, hoặc trong khi phẫu thuật và thường kết hợp cùng hóa trị. Với những trường hợp ung thư không thể phẫu thuật, bác sĩ có thể khuyến nghị xạ trị phối hợp với hóa trị nhằm kiểm soát bệnh.
Khi điều trị, thiết bị phát tia bức xạ di chuyển xung quanh cơ thể, tập trung chùm tia vào các điểm nhất định (bức xạ chùm ngoài). Phương pháp xạ trị truyền thống chủ yếu sử dụng tia X để tiêu diệt tế bào ung thư, tuy nhiên, nhiều trung tâm y tế hiện đại đã bắt đầu ứng dụng liệu pháp proton. Điều trị bằng proton có thể giúp giảm thiểu các tác dụng phụ so với xạ trị tiêu chuẩn, mang lại lợi ích lớn hơn cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy.
Hiện nay, vẫn chưa có tiêu chuẩn chính thức nào để ngăn ngừa hoàn toàn ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, dựa trên các yếu tố nguy cơ, các chuyên gia đề xuất một số biện pháp sau để giảm thiểu khả năng mắc bệnh:
Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư tụy:
Trong những năm gần đây, tỷ lệ viêm tụy cấp do sử dụng rượu bia tăng lên rõ rệt. Mặc dù chưa có các thống kê quy mô lớn về viêm tụy liên quan đến rượu, nhưng có đến 70 – 80% số ca viêm tụy cấp là do uống rượu thường xuyên và quá mức trong thời gian dài.
Nghiên cứu cho thấy, khi nồng độ cồn trong máu tăng cao, nó sẽ kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều enzym hơn và làm tăng độ thấm của ống tụy. Do đó, các men tụy tiếp xúc nhiều hơn với mô tụy, gây ra tình trạng tự tiêu hủy tế bào tụy. Đây chính là giai đoạn khởi phát của viêm tụy cấp. Nếu không được điều trị triệt để, viêm tụy cấp có thể tiến triển thành viêm tụy mạn, kéo theo các biến chứng nguy hiểm, bao gồm cả ung thư tuyến tụy.
Mặc dù nguyên nhân cụ thể gây ra ung thư tuyến tụy vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, trong đó có yếu tố di truyền.
Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ một tỷ lệ nhỏ các trường hợp ung thư tuyến tụy có liên quan đến di truyền, ước tính khoảng 10%.
Trên đây là những thông tin về phương pháp điều trị ung thư tụy. Các phương pháp phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí khối u cùng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.