Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trầm cảm là là một chứng rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú dai dẳng. Trầm cảm được phân ra nhiều cấp độ. Khi người bệnh chuyển sang trầm cảm cấp độ 2 sẽ biểu hiện các triệu chứng rõ rệt, dễ nhận biết hơn hẳn. Người bệnh sẽ cần điều trị nội khoa, kết hợp với trị liệu tâm lý và tự chăm sóc tại nhà.
Các triệu chứng của trầm cảm có thể phức tạp và rất khác nhau giữa mỗi người. Khi chuyển từ trầm cảm cấp độ 1 sang trầm cảm cấp độ 2, sức khỏe tinh thần sẽ có nhiều biểu hiện tiêu cực, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh sẽ cần tiếp nhận việc điều trị tích cực hơn. Sau đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ thông tin thêm cho bạn đọc về giai đoạn trầm cảm này nhé.
Mỗi năm, bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 15 người trưởng thành (tương đương 6,7%). Khoảng 16,6% dẫn số sẽ mắc trầm cảm ít nhất 1 lần trong đời. Trầm cảm có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng trung bình, lần đầu tiên sẽ xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên đến khoảng 20 tuổi. Khả năng trầm cảm ở phụ nữ cao hơn ở nam giới và khoảng 1/3 phụ nữ sẽ có một đoạn trầm cảm nặng trong đời. Có khả năng di truyền cao (khoảng 40%) khi người thân thế hệ thứ nhất (cha mẹ/anh chị em) bị trầm cảm.
Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến và nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm giác, cách bạn suy nghĩ và hành động. May mắn thay, bệnh có thể điều trị được. Trầm cảm gây ra cảm giác tiêu cực, bi quan, mất hứng thú với các hoạt động trước kia bạn từng yêu thích. Nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề về cảm xúc và thể chất, đồng thời có thể làm giảm khả năng hoạt động của bạn ở nơi làm việc và khi bạn ở nhà.
Các triệu chứng trầm cảm có thể khác nhau từ nhẹ đến nặng và bao gồm:
Các triệu chứng phải kéo dài ít nhất hai tuần và phải thể hiện sự thay đổi về mức độ so với hoạt động trước kia của bạn để được chẩn đoán là trầm cảm. Ngoài ra, các tình trạng bệnh lý (ví dụ như các vấn đề về tuyến giáp, khối u não hoặc thiếu vitamin) có thể giống các triệu chứng trầm cảm, vì vậy điều quan trọng là phải loại trừ các nguyên nhân bệnh lý nói chung.
Bệnh trầm cảm được chia thành 3 cấp độ: Cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3. Ở cấp độ 1, các triệu chứng thường rất mơ hồ và khó nhận biết. Tuy nhiên ở cấp độ 2, các triệu chứng trở nên rõ rệt hơn và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh, biểu hiện với mức độ và tần suất triệu chứng tăng lên đáng kể.
Dưới đây là 6 dấu hiệu nhận biết trầm cảm cấp độ 2:
Ở giai đoạn trầm cảm cấp độ 2, người bệnh sẽ cần kết hợp giữa điều trị nội khoa, trị liệu tâm lý và tự chăm sóc tại nhà. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và đưa ra hướng điều trị cụ thể cho người bệnh dựa trên thể trạng và mức độ bệnh. Người bệnh sẽ cần tuân thủ tuyệt đối trong quá trình điều trị để có được kết quả điều trị tốt nhất.
Người bệnh có thể cải thiện trong vòng một hoặc hai tuần đầu tiên sau sử dụng thuốc chống trầm cảm. Nếu người bệnh cảm thấy ít hoặc không cải thiện sau vài tuần, bác sĩ điều trị có thể thay đổi liều lượng thuốc, hoặc thêm, hoặc thay thế một loại thuốc chống trầm cảm khác. Điều quan trọng là người bệnh cần cho bác sĩ biết nếu thuốc không có tác dụng hoặc nếu gặp tác dụng phụ.
Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc sáu tháng trở lên sau khi các triệu chứng đã được cải thiện. Điều trị duy trì dài hạn có thể giảm nguy cơ xuất hiện các đợt bệnh trong tương lai đối với một số người có nguy cơ cao.
Phương pháp này giúp người bệnh nhận ra những suy nghĩ lệch lạc/tiêu cực với mục tiêu thay đổi suy nghĩ và hành vi để ứng phó với thử thách theo hướng tích cực hơn. Tâm lý trị liệu có thể chỉ liên quan đến cá nhân, nhưng nó có thể liên quan đến những người khác. Ví dụ, liệu pháp gia đình hoặc cặp đôi có thể giúp giải quyết các vấn đề trong những mối quan hệ thân thiết này. Trị liệu nhóm mang những người mắc bệnh tương tự đến với nhau để hỗ trợ nhau tìm hiểu những cách xử lý trong những tình huống tương tự.
Việc duy trì những thói quen lành mạnh sẽ hỗ trợ rất lớn để cải thiện và phục hồi sức khỏe của người bệnh. Biện pháp này cũng đem lại hiệu quả phòng ngừa trầm cảm hình thành và tái phát.
Trên đây là thông tin về trầm cảm cấp độ 2 và phương pháp điều trị ở giai đoạn này. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần biết tới bạn đọc. Nếu bạn có dấu hiệu của trầm cảm, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn nhé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.