Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm: Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Ngày 17/09/2024
Kích thước chữ

Thực tế cho thấy, trong 3 tháng đầu sau sinh, trẻ thường quấy khóc đêm. Vậy trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm có sao không? Mời cha mẹ cùng tham khảo bài viết hôm nay để hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm và cách khắc phục tình trạng này nhé.

Trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm có sao không? Phải làm sao khi trẻ quấy khóc về đêm? Đây vẫn luôn là chủ đề được không ít các bậc cha mẹ quan tâm. Nếu bạn cũng đang có cùng nỗi băn khoăn này thì đừng vội bỏ qua bài viết sức khỏe dưới đây bạn nhé.

Trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm có sao không?

Thông thường, sau 10 giờ tối hoặc 1 - 2 giờ sáng, trẻ sơ sinh nói chung và trẻ 10 tháng tuổi nói riêng thỉnh thoảng sẽ bị giật mình khi ngủ và khóc thành từng đợt. Đây là hiện tượng hết sức bình thường cha mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu trẻ 10 tháng tuổi có những biểu hiện bất thường như giật mình liên tục khi ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, thậm chí là la hét, khóc dai dẳng 3 - 4 tuần liên tục và ngày nào cũng khóc trên 3 tiếng,… thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề nào đó và cha mẹ cần sớm tìm ra nguyên nhân để khắc phục sớm tình trạng này.

Theo các bác sĩ nhi khoa, nếu trẻ khóc đêm kéo dài mà cha mẹ không tìm ra nguyên nhân cũng như hướng khắc phục thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ trên nhiều khía cạnh, chẳng hạn như:

  • Ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ.
  • Suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ dễ bị ốm.
  • Ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ, nhẹ sẽ gây ức chế đường hô hấp, nặng sẽ dẫn đến ngừng thở và nguy cơ đột tử.
  • Giảm sút hormone tăng trưởng dẫn đến trẻ chậm tăng cân và kém phát triển về chiều cao.

Việc trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ mà còn ảnh hưởng đến người chăm sóc trẻ, cụ thể là cha mẹ. Khi trẻ quấy khóc đêm kéo dài, sức khỏe và tinh thần của cha mẹ cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt mẹ sẽ rất dễ bị stress và trầm cảm,…

Chính vì thế, việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm là điều vô cùng cần thiết.

Trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm: Đâu là nguyên nhân và giải pháp? 1
Trẻ 10 tháng tuổi có thể gặp phải các vấn đề về hô hấp nếu trẻ thường xuyên khóc đêm

Nguyên nhân khiến trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm

Thực tế cho thấy, tình trạng trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, có 2 nhóm nguyên nhân không thể không kể đến đó là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Việc tìm ra nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm sẽ giúp cha mẹ có hướng khắc phục hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của cả bé và của cả bản thân cha mẹ.

Nguyên nhân sinh lý

Việc trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý. Các nguyên nhân này khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, khó chịu, không ngủ được và dẫn đến quấy khóc. Cụ thể:

  • Trẻ đói bụng: Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá bé do vậy mà khi bú trẻ dễ no nhưng sẽ đói lại sau thời gian ngắn. Đặc biệt là về ban đêm, trong một đêm dài, chắc chắn trẻ sơ sinh sẽ thường xuyên cảm thấy đói bụng. Do chưa thể biểu đạt được tình trạng của mình nên trẻ sơ sinh chỉ có thể gào khóc. Mẹ có thể nhận biết trẻ khóc do đói bụng thông qua các biểu hiện như trẻ đưa tay vào miệng, trẻ tém môi,…
  • Trẻ tè dầm hoặc ị đùn: Trẻ sơ sinh nói chung và trẻ 10 tháng tuổi nói riêng chưa có khả năng kiểm soát hoặc khả năng kiểm soát việc tiểu tiện và đại tiện còn kém, vì thế mà sau thời gian ngắn kể cả khi ngủ, tã của trẻ có thể bị bẩn, ướt. Lúc này, hầu hết trẻ sẽ khóc ngay lập tức để thể hiện rằng muốn được thay tã.
  • Thay đổi môi trường sống: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá nhạy cảm với nhiệt độ, nhất là nhiệt độ thấp hay gió lạnh. Chính vì thế, không gian nghỉ ngơi cho trẻ cần được đảm bảo thông thoáng, tránh gió lùa, cha mẹ có thể sử dụng đèn sưởi hoặc các loại đèn cho ảnh sáng ấm để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Ngoài ra, môi trường xung quanh quá ồn ào hoặc quần áo đang mặc khiến trẻ khó chịu,… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm.
Trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm: Đâu là nguyên nhân và giải pháp? 2
Tã bỉm bẩn và ướt do trẻ tè dầm hoặc ị đùn cũng là nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh nguyên nhân sinh lý, trẻ quấy khóc về đêm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó mà cha mẹ cần lưu ý theo dõi. Chẳng hạn như:

  • Do dị ứng: Tình trạng dị ứng khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu vô cùng.
  • Do trẻ đang mắc bệnh về đường tiêu hoá: Các vấn đề về tiêu hoá, trong đó điển hình là rối loạn tiêu hóa khiến trẻ bị khó tiêu, chướng bụng,…
  • Do trẻ mọc răng.
  • Do trẻ bị thiếu canxi.
  • Do hệ thần kinh của trẻ chưa được hoàn thiện do vậy mà dễ bị tác động từ môi trường bên ngoài, trẻ ngủ dễ bị giật mình và tỉnh giấc.
  • Do trẻ bị rối loạn giấc ngủ.
 Trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm: Đâu là nguyên nhân và giải pháp? 3
Trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm có thể do trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Phải làm sao khi trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm?

Như đã trình bày phía trên, việc trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng song nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Do đó, khi nhận thấy trẻ khóc đêm nhiều, cha mẹ cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và hướng khắc phục kịp thời để ngăn các vấn đề sức khoẻ không đáng có xảy ra. Nếu cần thiết, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra từ đó biết được nguyên nhân chính xác khiến trẻ quấy khóc về đêm và có phương pháp điều trị phù hợp (nếu cần).

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp khắc phục tình trạng trẻ hay quấy khóc về đêm, cha mẹ có thể tham khảo:

  • Xem lại lịch trình ngủ của trẻ: Trên thực tế, có không ít trường hợp trẻ tưởng như mắc chứng khóc đêm song lại là do rối loạn giấc ngủ. Do vậy, cha mẹ nên theo dõi giấc ngủ của con xem khi nào con ngủ, khi nào con khóc. Nếu trẻ bị rối loạn giấc ngủ, cha mẹ có thể cải thiện bằng cách giúp trẻ hình thành thói quen ngủ đúng giờ, ngủ ngoan.
  • Cho trẻ bú hoặc uống sữa: Như đã trình bày phía trên, trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm có thể do trẻ bị đói. Chính vì thế, cha mẹ nên cho trẻ ăn hoặc uống sữa đầy đủ ở bữa tối và có các bữa phụ phù hợp để con không bị đói về đêm từ đó giúp con có giấc ngủ ngon.
  • Thay tã lót cho trẻ: Trẻ quấy khóc có thể do tã bị bẩn, bị ướt hoặc bị chật trội. Chính vì thế, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra và thay tã cho trẻ khi cần để tạo cho con cảm giác dễ chịu và thoải mái nhất nhé.
  • Ngoài ra, cho trẻ ôm gấu bông hoặc bất cứ món đồ nào mà con yêu thích khi ngủ, trò chuyện cùng con để con không cảm thấy lo lắng, bất an, tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoải mái,… cũng là cách giúp trẻ có một giấc ngủ ngon sau một ngày dài.
Trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm: Đâu là nguyên nhân và giải pháp? 4
Cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm kéo dài

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng trẻ 10 tháng tuổi hay khóc đêm mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng, qua những thông tin vừa chia sẻ trên đây, cha mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc trẻ tốt hơn. Cảm ơn cha mẹ đã luôn đồng hành và dõi theo trang sức khoẻ của Nhà thuốc Long Châu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin