Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sức đề kháng và hệ tiếu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu nên việc dễ bị nhiễm khuẩn, đi vệ sinh quá nhiều lần trong ngày gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Tình trạng trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ lý giải nguyên nhân, cách xử lý kịp thời để trẻ không bị suy nhược.
Việc trẻ nhỏ đi ngoài nhiều lần trong ngày là một trong những điều khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Các cha mẹ hoang mang rằng tình trạng trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày liệu có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách điều trị ra sao? Để hiểu rõ hơn về việc đi ngoài nhiều lần trong ngày của trẻ nhỏ, chúng ta cùng nhau tìm hiểu và phân tích qua các nội dung dưới đây.
Trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể được đánh giá dựa trên tần suất và đặc điểm của việc đi ngoài. Ở mỗi trẻ có thể tần suất đi ngoài khác nhau, có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống, khẩu phần ăn của trẻ, hoạt động và sức khỏe, như nếu trẻ ăn nhiều chất xơ từ rau củ, trái cây thì có thể đi ngoài nhiều hơn. Một số thông tin thường được cho là bình thường:
Tần suất đi ngoài bình thường ở trẻ 3 tuổi khoảng 1 - 3 lần trong một ngày. Các bé có thể đi ngoài sau mỗi bữa ăn hoặc sau khi uống nhiều nước. Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài bất thường, số lượng nhiều hơn gấp 2, 3 lần ngày bình thường thì cha mẹ nên lưu ý để tìm phương pháp chữa trị cho con. Theo đó, nếu trẻ 3 tuổi đi vệ sinh từ 8 - 10 lần/ngày, hoặc thậm chí hơn 10 lần, kèm phân lỏng chỉ có nước thì được coi là trẻ đi ngoài nhiều lần.
Có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày. Dưới đây là một số nguyên nhân chính thường gặp:
Hăm tã là một nguyên nhân dễ khiến cho bé đi ngoài nhiều lần trong ngày. Khi trẻ nhỏ bị hăm tã, cha mẹ nên sử dụng kem chống hăm thoa lên vùng da bị tổn thương. Trong trường hợp bề mặt da của bé bị nổi mẩn đỏ, phụ huynh có thể sử dụng kem đặc trị hăm tã chứa oxit kẽm. Bên cạnh đó, sau mỗi lần bé đi ngoài, bạn nên để mông bé thoáng mát một thời gian trước khi mặc tã mới.
Nếu bé có dấu hiệu đi ngoài 8 - 10 lần/ngày, phân lỏng, hoặc phân có thể hơi xanh, có máu, kèm theo đó là các biểu hiện như: Bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc, có thể sốt và nôn mửa, đây có thể là triệu chứng của tiêu chảy. Vì tiêu chảy có thể gây mất nước nhanh chóng nên bé cần điều trị kịp thời để tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Lúc bấy giờ, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách.
Dung nạp quá nhiều đường từ việc ăn đồ ngọt như bánh kẹo là tiền đề góp phần gây rối loạn tiêu hóa của trẻ. Việc hạn chế đồ ngọt trong chế độ ăn uống của bé và đảm bảo rằng trẻ có một chế độ ăn cân đối, giàu dinh dưỡng là điều quan trọng để duy trì sức kháng của bé.
Nếu trẻ 3 tuổi đi ngoài khoảng 2 - 3 lần trong một ngày và không xuất hiện dấu hiệu bất thường, thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp tần suất đi ngoài tăng đột ngột quá nhiều cần được chú ý đặc biệt. Việc trẻ đi ngoài quá nhiều lần có thể sẽ làm cơ thể bị mất nước. Từ đó dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
Theo nhiều nghiên cứu, nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì sức khỏe của con người. Nếu trẻ không nhận đủ lượng nước cần thiết, thì bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng và gặp các vấn đề về sức khỏe khác. Đặc biệt, mất nước quá nhiều trong thời gian dài còn gây suy thận và tăng nguy cơ tử vong đối với trẻ nhỏ.
Do đó, điều quan trọng hơn hết chính là đảm bảo trẻ luôn được cung cấp đủ nước, đặc biệt khi tình trạng đi ngoài nhiều lần kéo dài. Cha mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thường xuyên, đảm bảo bé được uống đủ nước. Đồng thời, phụ huynh nên thêm vào chế độ ăn uống của trẻ nhỏ các thực phẩm nhiều chất lỏng như trái cây và rau củ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc lo ngại về tình trạng sức khỏe của bé, thì bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự tư vấn và điều trị thích hợp.
Khi trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp sau để giúp bé ổn định sức đề kháng và ngăn ngừa suy dinh dưỡng:
Phụ huynh nên ăn dần khẩu phần ăn hàng ngày của bé, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Bạn cần đa dạng hóa thực phẩm trong khẩu phần ăn của bé, không nên cho bé ăn kiêng hoặc pha loãng thức ăn. Bên cạnh đó, cha mẹ cần nấu chín và nghiền nhỏ thực phẩm để bé dễ tiêu hóa. Đồng thời, bổ sung các thực phẩm giàu kali như chuối, trái cây tươi,...
Bạn có thể chia nhỏ khẩu phần thành nhiều bữa trong ngày và giữ khoảng cách 3 - 4 tiếng giữa các bữa ăn. Một điều bạn nên chú ý là hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất xơ khó tiêu hóa và thức ăn có hàm lượng đường cao.
Bổ sung kẽm cho bé để giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy. Kẽm có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch và sẽ giúp bé ăn ngon miệng, cải thiện biếng ăn và thiếu dinh dưỡng.
Nếu bé xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như phân có máu, sốt cao, buồn nôn, khát nước, hoặc tiêu chảy không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 ngày điều trị tại nhà, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức. Các triệu chứng này có thể cho thấy tiêu chảy của bé đang nặng và cần chữa trị kịp thời.
Dinh dưỡng cân đối và sự quan tâm y tế đúng lúc là quan trọng để đảm bảo sức kháng và sức khỏe tổng thể của trẻ 3 tuổi khi gặp vấn đề về tiêu chảy. Nếu muốn hạn chế tình trạng trẻ 3 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày do tiêu chảy, cha mẹ nên cân đối dinh dưỡng trong từng bữa ăn. Mong rằng qua những thông tin trên, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.