Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt thường không gây hại cho trẻ nhưng sốt cao sẽ làm trẻ khó chịu, gây ra những vấn đề nguy hiểm hơn. Vậy khi trẻ bị sốt cao phải làm gì để hạ sốt? Các dấu
Để xác định được tình trạng sức khỏe của trẻ, bố mẹ cần lưu ý đến cả nhiệt độ và những dấu hiệu khác kèm theo. Khi trẻ sốt dưới 38.5°C, vẫn chơi đùa, ăn uống bình thường thì trẻ đang hồi phục tốt, bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ ở trong những trường hợp sau nghĩa là sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ đang bị đe dọa, bố mẹ cần nhận biết để phản ứng kịp thời:
Sốt là biểu hiện tích cực của cơ thể. Không phải lúc nào bố mẹ cũng cần hạ sốt cho trẻ. Nhưng nếu trẻ sốt cao, mệt mỏi kéo dài, kèm theo hiện tượng: cứng cổ, môi thâm tím, đau đầu, không chịu uống nước… thì bố mẹ phải thận trọng, thực hiện các biện pháp sau để giúp trẻ dễ chịu hơn.
Khi trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều, bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt acetaminophen hoặc ibuprofen với liều lượng theo hướng dẫn sử dụng. Đặc biệt, bố mẹ không nên cho trẻ sử dụng aspirin trừ khi bác sĩ chỉ định. Thuốc hạ sốt thường sẽ có tác dụng ở 1 giờ sau khi uống, giúp nhiệt độ của trẻ giảm dần. Bố mẹ không nên sốt ruột, nôn nóng mà cho trẻ dùng thêm thuốc hạ sốt, dễ làm trẻ bị sốc thuốc.
Cho trẻ uống đủ nước là điều quan trọng nhất bố mẹ phải đảm bảo khi trẻ sốt. Cơn sốt thường làm trẻ mất nước nhanh hơn bình thường gây nguy hiểm cho trẻ. Nước khoáng, súp, thạch đều phù hợp khi trẻ bị sốt. Bên cạnh đó, bố mẹ tránh cho trẻ uống các đồ uống như trà hoặc nước cây cola vì chúng làm trẻ đi tiểu nhiều.
Nếu trẻ sốt kèm theo nôn hoặc tiêu chảy, bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc điện giải theo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt, trẻ bị tiêu chảy thì bố mẹ cần hạn chế cho trẻ uống nước ép trái cây (táo).
Bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn khi trẻ muốn, nhất định không được nài ép trẻ.
Bố mẹ nhớ cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, đắp chăn mỏng. Việc mặc nhiều quần áo khiến nhiệt khó thoát, trẻ dễ bị sốt cao hơn.
Đồng thời, bố mẹ cần đảm bảo nhiệt độ phòng thích hợp (không quá nóng hoặc lạnh). Sai lầm bố mẹ thường mắc là đóng hết cửa, làm phòng bí và nóng ảnh hưởng quá trình phục hồi của trẻ.
Cách chườm hạ sốt bằng khăn lạnh không có tác dụng. Thực tế, chườm khăn lạnh còn làm trẻ khó chịu hơn.
Ngoài ra, bố mẹ không nên cạo gió bằng rượu cho trẻ, vì cồn dễ làm da trẻ bị kích ứng.
Linh Lan
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.