Trẻ sốt về đêm: 2 nguyên nhân chính bố mẹ thường chủ quan
Ngày 30/05/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ sốt về đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khiến bé cảm thấy khó chịu và mệt mỏi như sốt siêu vi, các bệnh nhiễm khuẩn,... Vì thế các bố mẹ cần phải chủ động tìm hiểu trước những triệu chứng như thế này để biết cách chăm sóc và xử lý kịp thời cho trẻ.
Sốt là phản ứng thường gặp của cơ thể khi hệ miễn dịch bị vi khuẩn và virus tấn công, gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho trẻ. Đặc biệt khi trẻ sốt về đêm với tần suất thường xuyên còn là biểu hiện cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm cho trẻ. Do đó bố mẹ cần tìm hiểu trước các triệu chứng này để biết được bé đang gặp vấn đề gì và có cách chăm sóc trẻ kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ cụ thể đến bậc phụ huynh về hiện tượng này.
Trẻ sốt về đêm là gì?
Thân nhiệt của trẻ em thường sẽ cao hơn người lớn, trung bình từ 37 - 37,5 độ ở mức bình thường, nếu trên mức 37,5 độ thì trẻ đã bị sốt.
Đặc biệt trẻ trong nhóm tuổi từ 1 - 2 tuổi hay sốt về đêm, ban ngày sẽ không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, vẫn sinh hoạt bình thường nhưng đêm đến lại có biểu hiện sốt cao. Thực tế có nhiều bố mẹ chủ quan trước tình trạng này vì nghĩ rằng sáng bé sẽ khỏe lại nên không đưa bé đi kiểm tra và thăm khám.
Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia, trẻ sốt về đêm kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, do đó cần phải đưa trẻ đến bệnh viện theo dõi khi hiện tượng sốt về đêm kéo dài thường xuyên.
Nguyên nhân trẻ sốt về đêm thường xuyên
Theo nhiều nghiên cứu cho biết trẻ sốt về đêm sẽ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng hầu hết sẽ được tổng hợp thành hai nguyên nhân chính sau đây:
Trẻ sốt về đêm do nguyên nhân khách quan
Trẻ sốt về đêm không do nhiễm trùng sẽ xuất phát từ các nguyên nhân khách quan bao gồm:
Sốt mọc răng: Trẻ thường sẽ có cơn sốt nhẹ ngắn kèm theo các biểu hiện quấy khóc, chán ăn, khó ngủ, chảy dãi.
Sốt sau chích ngừa: Triệu chứng hầu hết trẻ em nào cũng gặp phải khi tiêm phòng, đặc biệt là các loại vacxin 6 trong 1, 5 trong 1, thủy đậu, uốn ván, quai bị, rubella, sởi,...
Sốt do cảm thông thường hoặc tay chân lạnh.
Sốt do thời tiết: Sức đề kháng của chị còn khá yếu nên khi thời tiết thay đổi, trẻ sẽ không thích nghi kịp với thời tiết và có tình trạng sốt về đêm.
Sốt do ủ ấm: Cơ thể trẻ nhỏ chưa có khả năng điều chỉnh thân nhiệt, nên nhiều mẹ có tâm lý trẻ sẽ bị lạnh nên hay mặc nhiều quần áo hoặc đắp nhiều mền để giữ ấm cho trẻ. Điều này vô tình làm trẻ cảm thấy quá nóng, nhiệt độ không thoát ra được nên hành sốt.
Sốt do trẻ mắc bệnh lý ác tính: Bạch cầu cấp, các bệnh về máu,…
Trẻ sốt về đêm do nhiễm siêu vi, virus và vi trùng
Bên cạnh nguyên nhân khách quan thì trẻ sốt về đêm có thể do nhiễm virus, vi trùng và siêu vi bao gồm các hiện tượng như:
Sốt thương hàn: Trẻ rất dễ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc hoặc sống cùng khu vực với người bệnh thương hàn. Các biểu hiện nhận biết như sốt cao kéo dài trên 5 ngày, gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy,...
Sốt phát ban: Trẻ sốt cao kéo dài trong vòng 7 ngày, sau khi hạ sốt sẽ xuất hiện các vết ban và lan rộng ra khắp người.
Sốt xuất huyết: Dấu hiệu bé sẽ sốt cao liên tục từ 3 ngày trở lên kèm theo các biểu hiện như chảy máu mũi, xuất huyết dưới da, tay chân lạnh, đau bụng,... Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị, do đó, bố mẹ nên nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin sốt xuất huyết cho bé sớm nhất tại Long Châu để phòng ngừa bệnh.
Sốt do viêm phổi: Bên cạnh biểu hiện sốt cao sẽ kèm theo thở khò khè, thở nhanh, ho nhiều, chán ăn, nôn ói,... nếu phát hiện trễ nguy cơ cao xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng như môi và móng tay sẽ bị tím tái.
Sốt rét: Cơn sốt rét ở trẻ em sẽ kéo dài liên tục, đau nhức cơ, nhức đầu, mệt mỏi và kèm theo cảm giác lạnh run, ớn lạnh hoặc không run.
Sốt do viêm tai: Viêm tai ở trẻ cũng dẫn đến việc trẻ sốt về đêm kèm theo biểu hiện tai chảy mủ, ù tai,... khiến trẻ nghe không rõ.
Sốt do viêm màng não: Bên cạnh hiện tượng sốt cao, còn xuất hiện triệu chứng nôn ói, nhạy cảm với ánh sáng, cổ cứng,...
Sốt do cảm cúm: Nguyên nhân gây sốt gặp nhiều nhất ở trẻ, thường kéo dài từ 2 - 3 ngày kèm theo đau họng, chảy nước mũi, mệt mỏi, chán ăn,...
Sốt do nhiễm trùng huyết: Trẻ sốt cao không hạ, không ăn uống được, nôn ói nhiều, thở nhanh và phát ban.
Sốt do bệnh lao: Rõ rệt nhất là biểu hiện sốt vào buổi chiều kéo dài, đổ mồ hôi trộm, sụt ký, không muốn ăn, ho nhiều (có thể ho ra máu),...
Sốt do sởi: Khi bé mắc bệnh sởi sẽ bắt đầu với biểu hiện sốt cao liên tục, mắt đỏ, chảy nước mũi, mắt đỏ,... sau đó khoảng 4 ngày các nốt sởi sẽ lan ra chân tay và mặt.
Sốt do nhiễm trùng tiểu: Nguyên nhân chính là nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu rắt, đau khi tiểu, tiểu không kiểm soát,...
Bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị sốt về đêm?
Trước tình trạng trẻ sốt về đêm kéo dài, trước tiên bố mẹ cần tìm cách hạ sốt trước cho trẻ bằng cách sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc dán,... đồng thời xác định nguyên nhân gây sốt ở trẻ là gì và thực hiện thêm những việc làm sau:
Theo dõi và đo thân nhiệt của trẻ thường xuyên sau mỗi 15 phút vào buổi tối và 30 phút vào buổi khi trẻ sốt cao trên 39 độ liên tục, giúp ba mẹ kịp thời hạ sốt cho trẻ trước khi trẻ bị sốt cao đến co giật.
Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ quá cao kéo dài, có thể sử dụng thuốc uống kết hợp với thuốc nhét hậu môn để hạ sốt. Đồng thời bố mẹ cần phải lau người liên tục cho trẻ bằng khăn ấm để quá trình hạ sốt diễn ra nhanh hơn, tuyệt đối không được sử dụng nước lạnh vì sẽ khiến bé bị viêm phế quản, cảm lạnh.
Cho trẻ mặc đồ thoáng mát thấm hút mồ hôi, để trẻ trong phòng thoáng và có thể dùng khăn ấm chườm để hạ nhiệt độ nếu trẻ sốt 38 độ.
Cho trẻ uống nhiều nước để đào thải ra bên ngoài, bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Lưu ý vào ban đên nên cho trẻ uống nước thường xuyên để tránh tình trạng mất nước khiến trẻ thêm mệt mỏi.
Trường hợp trẻ sốt về đêm dù nhẹ nhưng kéo dài từ 3 ngày trở lên thì bố mẹ cũng cần phải đưa trẻ đi kiểm tra thăm khám ngay, không nên chủ quan.
Đối với trường hợp trẻ sốt cao kèm co giật thì phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không nên tự vỗ lưng trẻ khi bị co giật.
Không nên tự ý cho trẻ uống nhiều loại thuốc hạ sốt mà chưa tham khảo qua ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra khi có con nhỏ các bố mẹ nên chủ động tìm hiểu trước những dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi dưới 2 tuổi, để có những biện pháp can thiệp đúng lúc. Đồng thời cũng cần phải chuẩn bị các việc khác như: Lưu lại nhiều địa chỉ y tế uy tín quen thuộc, bác sĩ có chuyên môn,... để can thiệp kịp thời trước khi xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra với trẻ.
Trẻ bị sốt về đêm có nguy hiểm không?
Như đã đề cập các nguyên nhân dẫn đến việc trẻ thường sốt về đêm, dù là nguyên nhân nào thì bố mẹ cũng cần phải theo dõi tình trạng của trẻ qua các mức độ thân nhiệt dưới đây và thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Sốt dưới 39 độ C: Bố mẹ có thể tạm thời chăm sóc và hạ sốt cho bé. sau đó cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và kiểm tra các triệu chứng kèm theo.
Sốt trên 39 độ C: Trẻ đang sốt ở mức nguy hiểm, có thể xuất hiện co giật bất cứ lúc nào, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Tình trạng trẻ sốt về đêm là biểu hiện phổ biến ở các bé giai đoạn từ 1 - 2 tuổi, phần lớn xuất phát từ các nguyên nhân như mọc răng, cảm nắng, nhiễm trùng,... Bên cạnh các nguyên nhân trên, triệu chứng này có thể diễn ra nhiều lần trong cùng một thời điểm thì cần phải cho trẻ thăm khám sớm để có kế hoạch chăm sóc, điều trị cho trẻ và đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.