Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Táo bón là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa. Để giúp giải quyết tình trạng táo bón của trẻ, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là rất quan trọng. Một số thực phẩm có thể được bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày của trẻ giúp giảm táo bón hiệu quả.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho những thông tin hữu ích về tình trạng táo bón ở trẻ đồng thời đưa ra những gợi ý thực phẩn nên bổ sung cho trẻ khi bị táo bón và lời khuyên hữu ích để giúp trẻ giảm bớt cảm giác khó chịu do táo bón gây ra.
Tình trạng táo bón ở trẻ xảy ra khi phân ít hấp thụ nước, di chuyển chậm, gây ra sự cứng và khô, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc đi đại tiện. Trẻ phải rặn nhiều, gây đau rát và trong một số trường hợp có thể gây chảy máu ở hậu môn. Những trải nghiệm này gây ám ảnh và sợ hãi cho trẻ mỗi khi đi đại tiện và cũng là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón bao gồm:
Một số trẻ thường có thói quen nhịn đi tiêu để không bị gián đoạn trong hoạt động chơi. Hơn nữa, trẻ có thể không thoải mái khi đi tiêu ở nhà vệ sinh công cộng hoặc những nơi xa lạ. Điều này dẫn đến tích tụ phân ở đại tràng, gây khô cứng và khó thải ra, trẻ phải rặn nhiều khi đi tiêu để loại bỏ lượng phân này. Điều này có thể gây đau và khó chịu cho trẻ, dẫn đến ý định nhịn đi tiêu để tránh cảm giác đau đớn.
Tình trạng này tạo ra một vòng lặp, làm cho táo bón trở nên nghiêm trọng và khó điều trị.
Việc tập vệ sinh sớm có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu và bỏ qua cảm giác muốn đi tiêu, dẫn đến việc nhịn đi tiêu. Dần dần, trẻ phát triển thói quen này và khó thay đổi, tăng nguy cơ mắc táo bón.
Thiếu các dưỡng chất từ trái cây, rau xanh và thiếu nước trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng góp phần vào tình trạng táo bón của trẻ. Đặc biệt, trong giai đoạn chuyển từ sữa sang ăn dặm, trẻ dễ bị táo bón.
Du lịch, thay đổi thời tiết, thời tiết nóng có thể gây stress và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và ruột của trẻ. Điều này có thể làm cho trẻ bị táo bón khi trẻ đi học xa nhà, đi du lịch hoặc trong mùa hè.
Một số loại thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ.
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ tiêu hóa. Chất xơ tại ruột già tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển, giúp giữ nước và làm mềm phân, tạo khối lượng và dễ thải ra ngoài. Thiếu chất xơ là nguyên nhân chính gây táo bón ở hầu hết các trường hợp.
Để cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ, hãy bổ sung đủ lượng chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ. Có một số loại thực phẩm giàu chất xơ như:
Việc sử dụng rau củ và trái cây giàu chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, hãy lưu ý không cho trẻ ăn quá nhiều chất xơ, vì điều này có thể làm tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài việc tăng cường chất xơ, hãy hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ chiên rán, đồ uống có gas và bánh kẹo ngọt, vì chúng có thể gây khó khăn trong quá trình đại tiện của trẻ. Đồ chiên rán, đồ ăn sẵn và đồ đóng hộp là những kẻ thù của tình trạng táo bón, gây nghiêm trọng hơn.
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng táo bón. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ vì trẻ thường không tự nhớ uống nước khi mải mê chơi đùa, điều này có thể làm tình trạng táo bón của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Nước giúp loại bỏ chất thải độc hại, cung cấp độ ẩm cho ruột, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón. Bố mẹ cần luôn nhắc bé uống nước và tùy theo lứa tuổi của bé mà bổ sung lượng nước phù hợp.
Nước có thể được cung cấp qua nhiều hình thức như nước lọc, nước hoa quả, nước canh, nước sinh tố... Hãy đảm bảo bé có đủ lượng nước phù hợp để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Khi nói đến việc tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, không thể bỏ qua tác dụng của sữa chua. Sữa chua chứa probiotic, một thành phần quan trọng trong việc tạo ra các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Probiotic giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường cảm giác ngon miệng, cải thiện sự hấp thụ dinh dưỡng và hiệu quả trong việc ngừa táo bón.
Mẹ nên chọn loại sữa chua giàu probiotic để cải thiện hệ tiêu hóa cho bé. Tuy nhiên, cần lưu ý không cho trẻ ăn quá nhiều sữa chua, vì điều này có thể gây tác động ngược như khó tiêu, dị ứng, và nguy cơ tăng cân do sữa chua chứa đường.
Do đó, cân nhắc việc bổ sung sữa chua giàu probiotic trong khẩu phần ăn của bé để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, nhưng hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều để đảm bảo sự cân bằng và an toàn cho sức khỏe của bé.
Magie và kẽm là hai chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, đặc biệt là chức năng của đại tràng trong việc loại bỏ chất thải. Ngoài ra, magie và kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh khác của sức khỏe, bao gồm điều hòa hệ thần kinh, vận chuyển canxi vào não và tổng hợp các hormone tăng trưởng để tăng cường hệ miễn dịch.
Các thực phẩm giàu magie bao gồm các hạt nguyên xơ, như vừng đen, hạt lanh, hạt hướng dương, cũng như các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì, dưa hấu... Đối với kẽm, nó có thể được tìm thấy trong các loại hải sản như tôm, cua, thịt bò, hàu cũng như trong một số loại ngũ cốc.
Bổ sung magie và kẽm thông qua chế độ ăn là một cách hiệu quả để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe chung. Tuy nhiên, nên đảm bảo rằng việc bổ sung magie và kẽm diễn ra trong mức đủ và không vượt quá liều lượng khuyến nghị để tránh tác động phụ không mong muốn.
Trong quá trình điều trị táo bón tại nhà, nếu trẻ không có dấu hiệu cải thiện sau khi thực hiện các phương pháp điều trị thông thường hoặc tình trạng táo bón kéo dài hơn một tuần, trẻ sơ sinh bị táo bón và chướng bụng, trẻ có các biểu hiện chán ăn, suy dinh dưỡng, sốt, nôn mửa, đau bụng dữ dội đặc biệt khi lật mình hoặc vận động, hoặc phân lẫn máu, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị tích cực vì tình trạng táo bón này có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm như xơ nang, bệnh lý ruột, tuyến giáp và hệ thần kinh. Điều này giúp đảm bảo an toàn và chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.
Hy vọng bài viết đã giúp cha mẹ có những kiến thức cần thiết về thắc mắc "trẻ bị táo bón nên ăn gì?", từ đó có kế hoạch bổ sung thực phẩm hiệu quả nhanh chóng đối với táo bón nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón của trẻ không có dấu hiệu giảm bớt hoặc trở nặng, tốt nhất là đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.