Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xước măng rô (hay xước móng rô) có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu chất. Vậy khi trẻ bị xước măng rô là thiếu chất gì? Hiểu rõ sẽ giúp mẹ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ bé một cách tốt nhất!
Xước măng rô (hay xước móng tay) ở trẻ không phải là một tình trạng quá nguy hiểm, nhưng đây đồng thời là dấu hiệu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Bố mẹ cần hiểu rõ khi trẻ bị xước măng rô là thiếu chất gì để tăng cường bổ sung cho con. Vậy nên, hãy cùng theo dõi những thông tin sau đây nhé!
Xước măng rô là tình trạng những mảnh da nhỏ bong tróc xung quanh móng tay, rồi xước thành từng sợi. Đây là một trong những tình trạng đây đau rát, khó chịu cho trẻ, phổ biến ở nhiều độ tuổi từ trẻ sơ sinh, mầm non đến trẻ vị thành niên.
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng xước măng rô ở trẻ là do thiếu vitamin C và folic. Trong đó:
Vitamin C là nhóm vitamin quan trọng với hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ. Trẻ bị thiếu vitamin C dễ dẫn đến khô da, khô móng, bong tróc và xước móng rô. Ngoài ra, khi thiếu vitamin C sức đề kháng của trẻ cũng suy yếu và dễ mắc các bệnh vặt.
Acid folic là một loại vitamin B cần thiết cho sự phát triển tế bào, đặc biệt là tế bào da, tóc và móng. Thiếu hụt axit folic có thể dẫn đến móng yếu và dễ bị xước, điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, vitamin B3 cũng là một thành phần dinh dưỡng quan trọng với cơ thể. Nếu trẻ bị thiếu vitamin B3 sẽ gây ra bệnh Pellagra, dẫn đến viêm da, tiêu chảy và thậm chí là mất trí nhớ.
Bên cạnh do thiếu chất, xước măng rô ở trẻ còn do nhiều nguyên nhân như:
Các bệnh lý như chàm da, viêm da dị ứng, vảy nến, bong vảy sừng có thể là nguyên nhân xước măng rô do gây nên tình trạng khô da, khiến da trẻ dễ bị bong tróc.
Rửa tay quá nhiều có thể làm da tay bị kích ứng, làm mòn hàng rào lipid trên tế bào da, gây nên hiện tượng xước da đầu ngón tay, xung quanh móng.
Sử dụng các sản phẩm chứa hoá chất tẩy rửa mạnh. Một số sản phẩm xà phòng tắm, nước rửa tay hay kể cả kem dưỡng,... có chứa thành phần hoá học mạnh, cũng có thể làm tổn thương da bàn tay của trẻ.
Dị ứng với thời tiết. Thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng có thể gây dị ứng da ở một số trẻ, dẫn đến khô và bong tróc da.
Thói quen mút móng tay, vệ sinh tay không tốt cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xước măng rô ở trẻ.
Khi bị xước măng rô thường xuyên sẽ gây đau rát, khó chịu cho trẻ. Mẹ cần thường xuyên quan sát bàn tay con, nhận biết hiện tượng xước móng để kịp thời xử lý. Trong đó, cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con và chăm sóc móng, da tay cẩn thận.
Trẻ bị xước măng rô là thiếu chất gì? Xước móng rô là một trong các dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ cần bổ sung vitamin C và axit folic. Để tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện triệu chứng xước móng rô, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ:
Ăn nhiều trái cây chứa vitamin C như cam, kiwi, dâu tây,... Đây đều là các quả mọng nước, dễ ăn, bố mẹ có thể thay đổi, cho con ăn mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin C cho cơ thể.
Ăn thịt, trứng là cách rất phù hợp để bổ sung protein, axit folic cho trẻ. Đồng thời, trứng cũng giúp bổ sung vitamin E cần thiết cho da.
Tăng cường bổ sung các loại rau lá màu xanh đậm như cải bó xôi, bông cải,... vào chế độ dinh dưỡng. Đây đều là những loại rau giàu axit folic nhất, đồng thời cũng bổ sung nhiều chất xơ và vitamin cho trẻ.
Nếu trẻ vẫn có dấu hiệu thiếu chất, bố mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn dùng các viên uống bổ sung vitamin phù hợp.
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể trẻ, mẹ cũng đừng quên giữ vệ sinh cho trẻ, để tránh nguy cơ nhiễm trùng cho bé.
Ngoài ra, khi phát hiện những vết xước măng rô ở tay bé, bố mẹ cần chú ý quan sát thường xuyên, để kịp thời phát hiện và xử trí những dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, mưng mủ.
Hiểu rõ được trẻ bị xước măng rô là thiếu chất gì giúp mẹ chủ động bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn của bé. Ngoài ra, để chăm sóc da tay trẻ ngăn ngừa tình trạng xước măng rô gây đau rát và nhiễm trùng, mẹ cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh da tay của con. Đặc biệt là hướng dẫn trẻ, để bé biết cách tự giữ gìn vệ sinh thân thể.
Trong một số trường hợp, vì thời tiết hanh khô hoặc do cơ địa da khô dễ bị xước thì mẹ nên dùng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp để bôi cho bé.
Xước măng rô không phải là vấn đề sức khoẻ nguy hiểm và có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé thiếu chất. Vậy nên mẹ cần nắm rõ trẻ bị xước măng rô là thiếu chất gì để nhanh chóng bổ sung đầy đủ cho bé nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.