Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Sinh con

Trong quá trình sinh mổ gây tê có đau không?

Ngày 21/02/2024
Kích thước chữ

Sinh mổ gây tê có đau không là thắc mắc của nhiều mẹ chuẩn bị sinh mổ. Sinh mổ được gây tê nhằm giảm đau cho bà mẹ trong quá trình phẫu thuật. Kỹ thuật gây tê tủy sống thông thường được sử dụng trong trường hợp này. Khi bà mẹ đã được gây tê, cơ thể dưới mức tê sẽ không cảm nhận đau đớn trong quá trình mổ.

Mục đích của gây tê là để bảo vệ bà mẹ khỏi cảm giác đau trong quá trình mổ, đồng thời giúp sản phụ tỉnh táo để có thể chứng kiến quá trình sinh của em bé một cách an toàn.

Gây tê khi sinh mổ là gì?

Gây tê khi sinh mổ là một phương pháp an toàn và hiệu quả được áp dụng trong phẫu thuật mổ lấy thai. Thường thì, kỹ thuật gây tê tủy sống được sử dụng trong trường hợp này. Quá trình này bắt đầu bằng việc bác sĩ tiêm thuốc tê trực tiếp vào tủy sống của mẹ, làm cho mẹ mất cảm giác và bất động ở nửa thân dưới trong suốt quá trình mổ lấy thai (cho đến khi thuốc tê mất tác dụng).

trong-qua-trinh-sinh-mo-gay-te-co-dau-khong 1.jpg
Gây tê khi sinh mổ là một phương pháp an toàn và hiệu quả

Khi nào thì cần sử dụng gây tê trong sinh mổ? Thường thì, khi có những vấn đề nguy cơ với việc sinh thường hoặc khi cần đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé, bác sĩ sẽ quyết định thực hiện sinh mổ. Quyết định này thường dựa trên sự tiến triển của thai kỳ, vị trí của em bé, hoặc trong trường hợp mẹ mang thai đa thai.

Quá trình gây tê bắt đầu với việc bác sĩ tiêm thuốc tê và thuốc giảm đau vào một khu vực gần tủy sống của mẹ, được gọi là khoang dưới nhện. Mục đích là để gây tê thần kinh và giảm đau tại các vùng cụ thể của cơ thể liên quan trực tiếp đến quá trình sinh nở. Bác sĩ sẽ đưa một cây kim vào khu vực tủy sống để tiêm thuốc gây tê thông qua kim tiêm, không gây đau đớn cho sản phụ.

Sau khi gây tê được thực hiện, bác sĩ sẽ tiêm một liều nhỏ thuốc gây tê vào ống sống thông qua một cây kim nhỏ. Thuốc này sẽ làm tê đi các dây thần kinh ở phần dưới của bụng và chi dưới, khiến cho khu vực này mất cảm giác. Điều này giúp cho quá trình phẫu thuật diễn thuận tiện ra mà không gây ra cảm giác đau đớn cho sản phụ.

Trong quá trình sinh mổ gây tê có đau không?

Khi đã được gây tê, trong quá trình sinh mổ mẹ không cảm nhận đau đớn trong quá trình mổ dù vẫn có thể cảm nhận được những động tác của bác sĩ. Mẹ sẽ hoàn toàn tỉnh táo và có thể chứng kiến việc em bé chào đời.

trong-qua-trinh-sinh-mo-gay-te-co-dau-khong 2.jpg
 Mẹ sẽ hoàn toàn tỉnh táo và có thể chứng kiến việc em bé chào đời

Sức khỏe của sản phụ được theo dõi và hỗ trợ chặt chẽ suốt quá trình phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho mẹ.

Sau khi thuốc tê mất tác dụng, vùng vết mổ sẽ gây ra cảm giác đau đớn cho mẹ. Do đó, mẹ chỉ có thể nằm yên trên giường mà không di chuyển hoặc xoay người. Ngoài ra khi sử dụng gây tê trong sinh mổ, mẹ có thể phải đối mặt với các tác dụng phụ của thuốc gây tê như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tức ngực và đau lưng. Thời gian để thuốc tê tan phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và lượng thuốc được sử dụng.

Thường thì, hiệu quả của thuốc tê kéo dài khoảng 4 - 5 tiếng. Mẹ có thể cảm thấy đau trong khoảng thời gian này và chỉ sau khoảng 5 ngày, cơn đau mới bắt đầu giảm dần và mẹ có thể cử động linh hoạt hơn. Mặc dù vẫn cảm thấy đau nhức, nhưng mẹ nên hạn chế việc nằm quá lâu. Khoảng 48 giờ sau sinh, mẹ nên bắt đầu ngồi dậy và tập đi để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về ruột.

Phương pháp giúp mẹ giảm đau sau sinh mổ

Sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, sản phụ thường phải đối mặt với cơn đau tại vùng vết mổ và trong quá trình đi vệ sinh. Mức độ cơn đau có thể dao động từ trung bình đến dữ dội và kéo dài khoảng 30 - 40 giờ. Bác sĩ có thể chỉ định kê thuốc giảm đau, nhưng các loại thuốc này thường không xóa bỏ hoàn toàn cảm giác đau và có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hậu sản của mẹ.

Nghỉ ngơi hợp lí

Trong 24 giờ đầu sau khi sinh mổ, mẹ nên tập trung vào việc nghỉ ngơi để tránh các hoạt động vận động có thể làm tổn thương các cơ bụng. Để giảm đau, sản phụ cần thả lỏng cơ thể, đặc biệt là các cơ bụng dưới. Việc đi tiểu ngay khi cảm thấy nhu cầu buồn tiểu cũng quan trọng để tránh tử cung bị đẩy lên cao, gây ra cơn đau.

trong-qua-trinh-sinh-mo-gay-te-co-dau-khong 3.jpg
Sản phụ cần thả lỏng cơ thể, tập trung vào việc nghỉ ngơi

Hạn chế ăn uống trong 6 giờ đầu

Trong khoảng thời gian này, sự hoạt động của ruột thường rất ít, do đó, việc ăn uống ngay sau mổ có thể gây ra các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu hóa, và táo bón. Sau 6 giờ, mẹ nên tiếp tục với các loại thức ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa như canh súp, cháo. Sau 48 giờ, khi hoạt động ruột trở lại bình thường, mẹ có thể dần dần chuyển sang thức ăn đa dạng hơn nhưng không nên ăn quá no.

Bổ sung dưỡng chất cần thiết

Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là cần thiết để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Bổ sung protein, vitamin A, C giúp vết mổ lành nhanh hơn. Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng nên tiêu thụ thực phẩm có tính chống viêm như nghệ, hoa quả, và cá. Tránh các loại thực phẩm hoặc đồ uống kích thích, rau muống, và lòng trắng trứng để tránh làm chậm quá trình lành vết mổ.

Vận động nhẹ nhàng

Việc vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể lưu thông máu huyết, giảm nguy cơ tụ máu và hỗ trợ quá trình phục hồi. Sau 48 giờ, mẹ nên cố gắng tập đi lại nhẹ nhàng quanh phòng có người giúp đỡ.

Vệ sinh vết mổ

Mẹ cần chú ý vệ sinh vùng vết mổ hàng ngày theo hướng dẫn của y tá. Tránh để nước dính vào vết mổ để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có dấu hiệu sưng tấy, chảy dịch, mẹ cần liên hệ ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Hy vọng qua nội dung bài viết đã giúp mẹ giải đáp rõ thắc mắc sinh mổ gây tê có đau không. Gây tê khi sinh mổ giúp giảm đau cho bà mẹ trong quá trình phẫu thuật, không gây đau đớn cho sản phụ.

Xem thêm: Gây mê/gây tê có tác dụng trong bao lâu?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.