Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Trước khi tiêm vắc xin nên làm gì để đạt hiệu quả tốt nhất?

Ngày 13/06/2024
Kích thước chữ

Tiêm vắc xin là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Để đảm bảo vắc xin hoạt động hiệu quả nhất và giảm thiểu các tác dụng phụ có thể xảy ra, bạn cần chú ý đến một số điều cần làm trước khi tiêm. Vậy trước khi tiêm vắc xin nên làm gì để đạt hiệu quả tốt nhất?

Tiêm chủng vắc xin được biết đến như một cách để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm hiệu quả mà lại tiết kiệm và đơn giản nhất hiện nay. Với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Vậy trước khi tiêm vắc xin nên làm gì để đạt được hiệu quả tốt nhất, mời quý vị độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Long Châu nhé!

Lợi ích của việc tiêm ngừa vắc xin đầy đủ

Lợi ích của việc tiêm ngừa vắc xin đầy đủ được thể hiện trên hai yếu tố là cá nhân và cộng đồng.

Lợi ích cá nhân của việc tiêm chủng vắc xin như:

  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm: Tiêm chủng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ, sởi, lao, quai bị, viêm não Nhật Bản, rubella, tả và thương hàn. 95% những trẻ em được tiêm chủng sẽ phát triển hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể bé trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
  • Giảm thiểu rủi ro vì bệnh tật: Tiêm chủng giúp giảm thiểu các rủi ro do bệnh tật như biến chứng, di chứng và tử vong so với nhóm không tiêm phòng.
  • Chi phí tiêm thấp hơn điều trị: Chi phí dành cho việc tiêm chủng thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị khi mắc các bệnh truyền nhiễm, giúp tiết kiệm tiền và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Tạo điều kiện để trẻ lớn lên và phát triển toàn diện: Tránh được các bệnh truyền nhiễm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, không bị các di chứng hay dị tật.
Vacxin giúp giảm nguy cơ bệnh hiểm nghèo cũng như tránh được một số bệnh truyền nhiễm
Vắc xin giúp giảm nguy cơ bệnh hiểm nghèo cũng như tránh được một số bệnh truyền nhiễm

Lợi ích cộng đồng của việc tiêm chủng vắc xin như:

  • Phát triển nguồn nhân lực: Tiêm chủng giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh, không bị biến chứng hoặc dị tật do bệnh truyền nhiễm, góp phần phát triển thể chất và trí não bình thường. Chương trình tiêm chủng mở rộng được phổ cập cho hầu hết trẻ em đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.
  • Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Tiêm chủng không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn ngăn ngừa bệnh tật cho cả cộng đồng, giúp tránh các vụ dịch lớn và bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mọi người.
  • Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong: Khoảng 85% - 95% người được tiêm chủng sẽ có miễn dịch đặc hiệu, không mắc bệnh và tránh tử vong hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Vắc xin hàng năm cứu sống khoảng 2,5 triệu trẻ em trên thế giới.
  • Xóa đói giảm nghèo, giảm gánh nặng kinh tế: Vắc xin giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh, giảm chi phí khám chữa bệnh lâu dài, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Điều này giúp gia đình, đặc biệt là phụ nữ, không phải dành nhiều thời gian và công sức chăm sóc trẻ bệnh.

Tính đến nay, đã có 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa chương trình tiêm chủng phổ cập, chứng minh lợi ích to lớn của vắc xin đối với xã hội.

Tiêm chủng giống như những chiếc “lá chắn” để bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tiêm chủng giống như những chiếc “lá chắn” để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Trước khi tiêm vắc xin nên làm gì?

Để trả lời cho câu hỏi trước khi tiêm vắc xin nên làm gì thì dù là tiêm chủng mở rộng hay tiêm chủng dịch vụ, phụ huynh hoặc người tiêm cần chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu rõ những điều sau đây:

Mang giấy tờ đầy đủ

Để phục vụ quá trình khai thác thông tin tiêm chủng, thông tin cá nhân và các thông tin liên quan khác của người tiêm, khi đi tiêm chủng cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sau:

  • Sổ tiêm chủng hoặc phiếu tiêm chủng: Đây là tài liệu quan trọng ghi nhận các mũi tiêm đã được thực hiện, giúp các nhân viên y tế biết được lịch sử tiêm chủng của người tiêm và lên kế hoạch cho các mũi tiêm tiếp theo nếu cần thiết.
  • Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của trẻ: Đối với trẻ em, giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh là cần thiết để xác định danh tính và ngày sinh của trẻ, đảm bảo rằng các mũi tiêm được thực hiện đúng theo lịch tiêm chủng đề ra.
  • Phiếu đăng ký tiêm chủng vắc xin hoặc số thứ tự tiêm chủng (nếu có): Nếu đã đăng ký trước cho buổi tiêm chủng, cần mang theo phiếu đăng ký hoặc số thứ tự để quy trình tiêm diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, tránh tình trạng lộn xộn hoặc chờ đợi lâu.
  • Giấy tờ tùy thân: Các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, chứng minh nhân dân, căn cước công dân là cần thiết để xác định danh tính của người tiêm, đảm bảo rằng các thông tin được ghi nhận chính xác và đầy đủ.
  • Giấy tờ, hồ sơ liên quan đến tình trạng sức khỏe của người tiêm: Kết quả chẩn đoán hay xét nghiệm về các bệnh như đái tháo đường, viêm gan B, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh thận, dị ứng thuốc,...

Khám sàng lọc

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện các bất thường cần lưu ý để quyết định có nên tiêm chủng, tạm hoãn hay không tiêm một loại vắc xin nào đó cho trẻ (người được tiêm). Do đó, người nhà của trẻ hoặc người đi tiêm chủng cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để đảm bảo việc tiêm chủng được thực hiện đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Khám sàng lọc rất quan trọng, cần thực hiện trước khi tiêm để phát hiện những bất thường cần lưu ý, từ đó quyết định chỉ định tiêm/uống vắc xin, tạm hoãn hoặc không tiêm/uống một loại vắc xin nào đó cho trẻ em hoặc người lớn. Vì vậy, người đi tiêm chủng/người đưa trẻ đi tiêm chủng và bác sĩ cần trao đổi thông tin đầy đủ để đảm bảo việc tiêm chủng đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Khám sàng lọc là câu trả lời cho thắc mắc trước khi tiêm vacxin nên làm gì
Khám sàng lọc là câu trả lời cho thắc mắc trước khi tiêm vắc xin nên làm gì

Việc khám sàng lọc trước tiêm chủng được thực hiện theo đúng quy định nghiêm ngặt của Bộ Y Tế tập trung vào việc đánh giá tình trạng sức khỏe chung bao gồm:

  • Đo thân nhiệt;
  • Đánh giá tri giác;
  • Quan sát nhịp thở, nghe phổi;
  • Nghe tim;
  • Phát hiện các bất thường khác;
  • Hỏi đáp, trao đổi thông tin với người được tiêm/người đưa trẻ đi tiêm;
  • Tiền sử bệnh lý;
  • Tiền sử phản ứng với vắc xin;
  • Tình trạng sử dụng thuốc hoặc điều trị bệnh lý hiện tại hoặc trong quá khứ.

Nên làm gì sau khi tiêm chủng?

Sau khi tiêm chủng, bạn cần thực hiện các bước sau để đảm bảo an toàn và sức khỏe:

  • Trẻ em và người lớn cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra. Tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau khi tiêm. Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết cách chăm sóc trẻ. Các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm bao gồm tinh thần, tình trạng ăn uống, giấc ngủ, nhịp thở, nhiệt độ, phát ban, và các biểu hiện tại chỗ tiêm để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
  • Quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Nếu trẻ bị sốt, cần đo nhiệt độ và theo dõi, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
  • Đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, điều trị nếu có những biểu hiện bất thường như sốt cao (trên 39°C), co giật, quấy khóc kéo dài, khóc thét, bú kém, bỏ bú, phát ban, tím tái, khó thở, hoặc sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm.

Tuân thủ các bước này sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện và xử lý các phản ứng sau tiêm, đảm bảo an toàn cho người được tiêm chủng.

Sau khi tiêm, người được tiêm cần ở lại 30 phút để theo dõi sau tiêm
Sau khi tiêm, người được tiêm cần ở lại 30 phút để theo dõi sau tiêm

Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng trước nguy cơ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vì sức khỏe của bản thân cũng như của con, các bà mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý trước khi tiêm vắc xin nên làm gì để có được hiệu quả tốt nhất sau khi tiêm. Theo dõi ngay Tiêm chủng Long Châu để tìm hiểu thêm các thông tin khác nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin