Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tỷ lệ ghép tủy thành công là bao nhiêu? Biến chứng sau ghép tủy người bệnh nên biết

Ngày 21/10/2023
Kích thước chữ

Ghép tủy hay kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc là phương pháp điều trị hiện đại được phát triển điều trị nhiều bệnh lý ác tính. Nhiều người băn khoăn về tỷ lệ ghép tủy thành công là bao nhiêu? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về kỹ thuật này nhé!

Tuy đây là kỹ thuật hiện đại, được đầu tư phát triển, hoàn thiện nhưng tỷ lệ ghép tủy thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong số đó là tính chất bệnh lý điều trị cùng thể trạng đáp ứng của người bệnh. Nếu là bệnh lý ác tính, tiên lượng tỷ lệ thành công sau ghép tủy chỉ khoảng 40 đến 60%. Đồng thời, người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để điều trị, xử trí biến chứng sau ghép tế bào gốc.

Tổng quan về kỹ thuật ghép tủy

Ghép tủy là một trong những phương pháp điều trị y học hiện đại, mục tiêu là đưa tế bào gốc vào cơ thể để tái tạo tủy xương và hệ thống miễn dịch. Cấy ghép tủy mang theo nhiều lợi ích quan trọng đối với sức khỏe con người, là một cột mốc quan trọng trong phát triển y học.

Sau quá trình tiêu diệt tủy xương như trong điều trị ung thư, cấy ghép tủy có thể tái tạo tủy xương, giúp tạo ra tế bào máu mới và cải thiện hệ thống huyết học với nhiều chức năng quan trọng.

Đồng thời, cấy ghép tế bào gốc có thể thay thế những tế bào bất thường trong trường hợp rối loạn huyết học lành tính hoặc ác tính. Tế bào gốc khi được cấy vào cơ thể người bệnh có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác.

Từ đó, cấy ghép tế bào gốc chữa trị ung thư máu đạt hiệu quả cùng nhiều loại bệnh lý, mang lại hy vọng cho hàng triệu người trên khắp thế giới.

Tỷ lệ ghép tủy thành công là bao nhiêu? Biến chứng sau ghép tủy người bệnh nên biết 1
Kỹ thuật ghép tủy điều trị bệnh lý ác tính ở tủy xương

Các phương pháp ghép tủy phổ biến

Phương pháp cấy ghép tế bào gốc có các phương thức lấy nguồn ghép khác nhau, bao gồm cấy ghép tế bào gốc tự thân, cấy ghép dị thân (cấy ghép chéo) và cấy ghép đồng nguyên, cụ thể:

  • Cấy ghép tế bào gốc tự thân: Phương pháp này sử dụng tế bào gốc được thu thập từ máu ngoại vi hoặc tủy xương của bản thân người bệnh. Điều này không gây xung đột huyết thống hay phản ứng bất lợi do sự tương thích hoàn toàn với người bệnh. Phù hợp trong trường hợp bệnh nhân có khả năng tìm kiếm và duy trì tế bào gốc của chính mình.
  • Cấy ghép dị thân/cấy ghép chéo: Sử dụng tế bào gốc từ nguồn hiến tặng khác, không phân biệt có cùng huyết thống hay không, điều kiện tế bào này phù hợp với bệnh nhân được cấy ghép. Kỹ thuật này cần tìm kiếm nguồn tế bào gốc phù hợp, thường cần xác định độ tương thích huyết thống. Phương pháp này mở ra cơ hội lớn cho các bệnh nhân không tìm thấy nguồn tế bào gốc phù hợp từ bản thân hoặc anh chị em sinh đôi.
  • Cấy ghép đồng nguyên: Ghép tế bào gốc từ người anh, chị em sinh đôi với bệnh nhân. Tốt nhất trong trường hợp bệnh nhân có người anh chị em có hệ thống huyết thống tương tự. Phương pháp này khả năng cải thiện tỷ lệ thành công của cấy ghép, đồng thời giảm nguy cơ phản ứng cơ thể.
Tỷ lệ ghép tủy thành công là bao nhiêu? Biến chứng sau ghép tủy người bệnh nên biết 2
Có nhiều nguồn tế bào gốc để lựa chọn điều trị cho người bệnh

Thông tin về tỷ lệ ghép tủy thành công

Ghép tủy là một trong những phương pháp điều trị quan trọng trong lĩnh vực y học hiện đại, nhằm phục hồi chức năng tủy xương, tạo ra tế bào máu mới. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều lợi ích, không phải tất cả các trường hợp ghép tủy đều thành công.

Tỷ lệ ghép tủy thành công tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả tình trạng bệnh nhân và nguồn tế bào gốc. Đồng thời, thống kê theo loại bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải, cụ thể:

  • Nhóm bệnh ác tính: Tỷ lệ thành công thấp hơn, thường khoảng từ 40 - 60%. Bệnh nhân trong nhóm này thường gặp các loại bệnh như ung thư máu. Tỷ lệ thành công thấp một phần là do tình trạng sức khỏe của người bệnh kết hợp với đáp ứng điều trị kém.
  • Nhóm bệnh lành tính: Tỷ lệ thành công cao hơn, thường khoảng từ 70 - 80%. Tùy thuộc vào loại bệnh, tình trạng sức khỏe và tuổi của bệnh nhân, tỷ lệ thành công có thể biến đổi nhỏ.

Ngoài ra, có một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ ghép tủy thành công, bao gồm:

  • Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: Bệnh nhân có tình trạng sức khỏe tốt sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn. Bệnh nhân già, yếu đuối hoặc có bệnh lý nặng đáp ứng kém với kỹ thuật cấy ghép.
  • Tương thích tế bào gốc: Sự tương thích giữa tế bào gốc của người hiến và bệnh nhân là một yếu tố quan trọng. Nếu không tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp, tỷ lệ thành công sẽ giảm đi.
Tỷ lệ ghép tủy thành công là bao nhiêu? Biến chứng sau ghép tủy người bệnh nên biết 3
Tỷ lệ ghép tủy thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Biến chứng sau khi ghép tủy

Ghép tủy là một phương pháp quan trọng trong điều trị nhiều loại bệnh liên quan đến tủy xương và hệ thống huyết học. Tuy nhiên, sau khi ghép tủy, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng cùng tình trạng sức khỏe khó khăn trong giai đoạn hồi phục. Việc hiểu và quản lý những biến chứng này giúp tăng tỷ lệ ghép tủy thành công.

Sau khi ghép tủy, cơ thể cần thời gian để xây dựng hệ miễn dịch mới. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể trải qua nhiều triệu chứng bất thường, bao gồm mệt mỏi, suy nhược, tâm trạng chán nản, buồn bã, buồn nôn, thay đổi khẩu vị kèm khả năng miễn dịch yếu hơn.

Bệnh nhân cần kiên nhẫn trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá sự thích nghi của cơ thể để phát hiện bất thường, từ đó xử trí kịp thời.

Mặt khác, người bệnh có thể xuất hiện biến chứng sau khi cấy ghép tế bào gốc tự thân, bao gồm tình trạng thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng, bệnh phổi kẽ, tổn thương gan, loét vùng miệng, thực quản và một số cơ quan khác. Biến chứng hiếm gặp có thể là vô sinh, tái phát ung thư, đục thủy tinh thể…

Bên cạnh đó, kỹ thuật cấy ghép tế bào gốc dị thân có thể gây nên biến chứng sau thực hiện. Biến chứng phổ biến nhất là bệnh ghép chống chủ, tình trạng mà tế bào máu từ nguồn tế bào gốc dị thân coi tế bào trong cơ thể là tác nhân lạ và tấn công chúng.

Thường thì biến chứng này không quá nghiêm trọng, có thể được kiểm soát. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, hiện tượng này có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Bởi vậy, bệnh nhân cần được hướng dẫn về tác dụng phụ của ghép tủy xương có thể xuất hiện trong giai đoạn hồi phục cũng như cách đương đầu, kiểm soát chúng. Trong đó, hỗ trợ tinh thần và tâm lý là yếu tố quan trọng trong việc đối phó với tình trạng mệt mỏi cùng tâm trạng buồn bã.

Đồng thời, bác sĩ cần liên tục theo dõi sức khỏe của người bệnh trong quá trình hồi phục, phát hiện bất thường sớm để xử trí kịp thời. Trong trường hợp xuất hiện biến chứng, bác sĩ cần xác định và điều trị theo phương pháp thích hợp. Việc xử lý, kiểm soát sớm có thể ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng làm giảm tỷ lệ ghép tủy thành công.

Tỷ lệ ghép tủy thành công là bao nhiêu? Biến chứng sau ghép tủy người bệnh nên biết 4
Rối loạn tiêu hóa có thể là biến chứng sau ghép tủy

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin tham khảo về tỷ lệ ghép tủy thành công. Ghép tủy là một kỹ thuật hiện đại, quan trọng trong điều trị nhiều bệnh liên quan đến tủy xương, hệ thống huyết học. Mặc dù có những biến chứng và thách thức, sự hiểu biết, kiên nhẫn của người bệnh kết hợp với hỗ trợ từ đội ngũ y tế cùng gia đình có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thành công, tăng cường sức khỏe cho người bệnh trong quá trình hồi phục sau cấy ghép tủy.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin