Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

U nhú ở dưới lưỡi có nguy hiểm không?

Ngày 25/09/2023
Kích thước chữ

Khi phát hiện u nhú ở dưới lưỡi có thể gây ra nhiều câu hỏi và lo ngại về nguy cơ sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về u nhú dưới lưỡi, các nguyên nhân tiềm ẩn, và xem xét xem liệu chúng có nguy hiểm không và cần phải xử lý ra sao.

U nhú dưới lưỡi có thể là một vấn đề đáng lo ngại, để hiểu rõ hơn về tính chất và mức độ nguy hiểm của u nhú ở dưới lưỡi, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân liên quan đến sự xuất hiện và cách điều trị của chúng.

U nhú ở dưới lưỡi do đâu?

Sưng, nổi u nhú ở dưới lưỡi có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm các bệnh lý và thói quen xấu:

Các bệnh lý gây sưng, nổi u dưới lưỡi:

  • Trào ngược dạ dày: Axit dạ dày trào ngược lên miệng có thể gây bỏng và sưng tấy các nhú lưỡi.
  • Dị ứng thực phẩm: Lưỡi có thể phản ứng bằng cách sưng lên khi tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng.
  • Bỏng miệng: Sử dụng thực phẩm nóng có thể gây bỏng và sưng nổi lưỡi.
  • Nhiễm trùng: Virus hoặc vi khuẩn có thể gây tổn thương và sưng đỏ lưỡi.
  • Ung thư khoang miệng: Mặc dù hiếm, nhưng khả năng này không thể bị loại trừ. Ung thư khoang miệng có thể gây xuất hiện các khối u trên lưỡi.
  • Viêm nhú lưỡi: Tình trạng này thường diễn ra trong một thời gian ngắn và có biểu hiện lưỡi đỏ sưng phồng.
u-nhu-o-duoi-luoi-co-nguy-hiem-khong-2.jpg
Sưng, nổi u nhú ở dưới lưỡi do bệnh lý gây nên

Các nguyên nhân khác gây sưng, nổi u dưới lưỡi:

  • Kích thích từ răng nhọn hoặc răng giả: Các răng nhọn hoặc răng giả có thể gây kích thích và sưng lưỡi.
  • Hút thuốc lá: Thuốc lá chứa các chất độc hại có thể kích thích chồi vị giác và sưng lưỡi, đồng thời làm giảm khả năng phân biệt mùi vị.
  • Thực phẩm quá chua hoặc cay: Thức ăn quá chua hoặc cay, chẳng hạn như chanh, cam, hay ớt, có thể gây kích ứng và sưng lưỡi.
  • Stress kéo dài: Stress có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều, trong đó có khả năng gây sưng lưỡi.
  • Thiếu vitamin: Khi cơ thể thiếu cung cấp đủ dinh dưỡng, sắt, và vitamin B, có thể khiến lưỡi bị ảnh hưởng.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ bằng miệng, có thể gây lây lan virus HPV và gây nhiễm trùng lưỡi.

Nếu bạn gặp sưng, nổi u nhú ở dưới lưỡi kéo dài hoặc có triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Chẩn đoán bệnh u nhú dưới lưỡi

Bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán hầu hết các nguyên nhân gây sưng, nổi u nhũ ở dưới lưỡi thông qua thăm khám lâm sàng và dựa vào các triệu chứng hiện tại của bệnh nhân. Bên cạnh đó, xem xé tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình của bệnh nhân để tìm kiếm những yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến bệnh cụ thể.

Các xét nghiệm thường được sử dụng để loại trừ các nguyên nhân khác bao gồm:

Xét nghiệm máu: Bao gồm định lượng bạch cầu và kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.

u-nhu-o-duoi-luoi-co-nguy-hiem-khong-1.jpg
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra tình trạng nhiễm trùng để loại bỏ nguyên nhân u nhú ở dưới lưỡi

Nuôi cấy dịch phết: Sử dụng để định danh tác nhân gây nhiễm trùng, như vi khuẩn hoặc nấm.

Các kỹ thuật hình ảnh học: Như CT hoặc MRI, được sử dụng để xác định rõ các bất thường cấu trúc bên trong miệng.

Sinh thiết: Đôi khi, để xác định tế bào ung thư, bác sĩ có thể cần tiến hành một quá trình sinh thiết.

Dựa vào kết quả của các xét nghiệm và thông tin từ thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng và lên kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Điều trị bệnh u nhú dưới lưỡi

Việc điều trị u nhú dưới lưỡi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và tình trạng của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng:

U nhú do loét miệng hoặc nhiễm HPV nhẹ: Thường không cần điều trị đặc biệt, vì chúng có thể tự phục hồi mà không cần can thiệp.

Vết loét họng do HPV: Có thể được điều trị bằng các phương pháp như áp lạnh (cryotherapy) hoặc tiêm thuốc kháng virus như interferon alfa - 2B trực tiếp vào vết loét.

U nang: Có thể điều trị bằng cách chọc dịch cho các u nang lympho biểu mô hoặc u nang nhầy trong vùng miệng. Đối với các u nang lớn hơn, có thể loại bỏ chúng bằng phương pháp laser hoặc áp dụng liệu pháp áp lạnh lên tổn thương.

Sỏi tuyến nước bọt: Thường được điều trị bằng thuốc kháng viêm. Viên sỏi nhỏ có thể được đẩy ra ngoài thông qua massage vùng tổn thương. Đối với các viên sỏi lớn hơn, có thể cần phẫu thuật.

U tuyến nước bọt: Trong trường hợp này, phẫu thuật thường là phương pháp điều trị khả thi nhất. Quá trình phẫu thuật bao gồm việc loại bỏ khối u và các mô lân cận khỏi cơ thể. Nếu có di căn, liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị có thể được áp dụng.

Quá trình điều trị sẽ được quyết định dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân và đánh giá từ bác sĩ chuyên khoa.

U nhú dưới lưỡi có nguy hiểm không?

Sưng u nhú ở dưới lưỡi có thể xuất hiện một cách bất ngờ và tự giảm đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho sự phát triển của ung thư miệng. Nếu triệu chứng này kéo dài hoặc không thấy dấu hiệu cải thiện, người bệnh cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị.

Ngoài việc sưng u, dấu hiệu và triệu chứng của ung thư miệng khác bao gồm:

  • Loét miệng và đau miệng không giảm.
  • Niêm mạc miệng, nướu, lưỡi và amidan xuất hiện các mảng đỏ hoặc trắng.
  • Tê lưỡi.
  • Khối u xuất hiện trên má, cổ, lưỡi hoặc nướu.
  • Khó khăn khi nhai, nuốt, và cử động hàm và lưỡi.
  • Đau họng và ho không giảm.
  • Sốt cao không rõ nguyên nhân.
  • Sụt cân không giải thích được.
u-nhu-o-duoi-luoi-co-nguy-hiem-khong.jpg
U nhú dưới lưỡi có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng

Những triệu chứng này đều là dấu hiệu cảnh báo và yêu cầu sự chẩn đoán và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa miệng và răng hàm mặt. Việc tới gặp bác sĩ sớm có thể giúp phát hiện và điều trị ung thư miệng ở giai đoạn sớm, giúp bạn có cơ hội chữa khỏi cao hơn.

Xem thêm:

Nguyên nhân và cách điều trị dính thắng lưỡi

U nang dưới lưỡi có nguy hiểm không?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.