Tê đầu lưỡi là hiện tượng thường thấy gây ra cảm giác lo lắng ở những ai mắc phải. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các vấn đề bệnh lý và nguyên nhân của tê đầu lưỡi nhé!
Bị tê đầu lưỡi hay tê lưỡi kèm theo một số triệu chứng liên quan vị giác có thể là dấu hiệu cảnh báo về bất thường của cơ thể. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các bệnh lý liên quan, nguyên nhân gây ra tê đầu lưỡi và biện pháp khắc phục tình trạng này nhé!
Các triệu chứng đi kèm với tê đầu lưỡi
Trước khi tìm hiểu tê đầu lưỡi là dấu hiệu của bệnh lý nào, chúng ta cần hiểu được rằng hiện tượng này không được xem là một bệnh. Tê đầu lưỡi chỉ là một dấu hiệu để cảnh báo một vấn đề sức khỏe mà bạn có thể đang mắc phải. Do đó, triệu chứng tê đầu lưỡi thường không xuất hiện đơn độc mà còn kèm theo một số biểu hiện khác nữa.
Các triệu chứng kèm theo với cảm giác tê đầu lưỡi thường có thể là:
Những triệu chứng kể trên có thể xuất hiện ở bất kì thời điểm nào trong ngày và sẽ có xu hướng gia tăng dần theo thời gian hoặc đột ngột biến mất. Các cảm giác này có thể trở nên rõ rệt hơn khi ăn uống và đặc biệt khó chịu hơn khi dùng thức ăn cay nóng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tê đầu lưỡi
Tê đầu lưỡi thường là kết quả của những chấn thương hoặc kích thích quá mức các dây thần kinh và mạch máu nhỏ tại lưỡi. Ngoài ra, lưỡi cũng là vị trí đầu tiên tiếp xúc với đồ ăn hoặc thức uống. Do đó, những phản ứng bảo vệ từ lưỡi được kích hoạt có thể là dấu hiệu cảnh báo để cơ thể có những đáp ứng thích hợp khi các vật thể di chuyển sâu hơn vào cơ thể.
Nguyên nhân nguyên phát
Hầu hết các trường hợp bị tê đầu lưỡi không có gì nguy hiểm và có thể khỏi hoàn toàn sau vài ngày. Khi đó, bác sĩ thăm khám sẽ không thấy những tổn thương thực thể như vết loét, xước tại khu vực vòm họng. Những trường hợp không tìm ra nguyên nhân gây tê đầu lưỡi thường được chẩn đoán là nhiệt miệng do các nguyên nhân nguyên phát.
Nguyên nhân thứ phát
Khi tình trạng tê đầu lưỡi kéo dài kèm theo các triệu chứng khác về vị giác hoặc tiêu hóa thì người bệnh cần tìm đến sự thăm khám của bác sĩ. Bởi đây có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, hay còn được xem là nguyên nhân thứ phát. Điều này đồng nghĩa với việc tê đầu lưỡi là những dấu hiệu đầu tiên biểu hiện các bệnh lý khác.
Tê đầu lưỡi là dấu hiệu của bệnh gì?
Lưỡi bao gồm các dây thần kinh và mạch máu nhỏ bắt đầu ở các vị trí từ mặt và não. Vì thế, các tổn thương thần kinh cũng có thể gây ra cảm giác tê đầu lưỡi. Một số bệnh có liên quan đến tình trạng tê đầu lưỡi được liệt kê dưới đây.
Phản ứng viêm
Dị ứng thường được nghĩ đến đầu tiên khi xuất hiện các triệu chứng tê đầu lưỡi. Khi lưỡi tiếp xúc với các thực phẩm hoặc hóa chất được nhận diện là có hại, cơ thể sẽ tạo ra những phản ứng tại đầu lưỡi như ngứa ran, sưng lên, tê rát.
Các bệnh thần kinh tự miễn đặc trưng bởi sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch cũng có thể gây ra tê đầu lưỡi. Khi đó, cơ thể có xu hướng tự tấn công và gây ra những tổn thương tại dây thần kinh ở lưỡi. Ví dụ về bệnh tự miễn thường gặp là bệnh đa xơ cứng, bệnh lupus ban đỏ,…
Một số bệnh nhiễm khuẩn như bệnh Lyme hay nhiễm vi rút như zona thần kinh cũng gây tổn thương dây thần kinh dẫn đến tê liệt mặt. Tình trạng này có nguy cơ lan sang thành tê đầu lưỡi hoặc vùng xung quanh miệng.
Mất cân bằng dinh dưỡng, chuyển hóa
Sự thiếu hụt các vitamin cần thiết cho hệ thần kinh như vitamin D, vitamin B12 cũng gây ra hiện tượng tê lưỡi. Ngoài ra, chứng tê đầu lưỡi cũng thường gặp ở các đối tượng tiêu thụ quá nhiều vitamin B6 có trong các loại gia cầm, cá, đậu xanh, chuối,…
Mất cân bằng về khoáng chất sẽ gây ra những rối loạn trong cơ thể, đặc biệt là canxi. Hạ canxi máu gây ra cảm giác ngứa vùng miệng, gần giống với tình trạng tê đầu lưỡi.
Ngoài ra, một số người mắc bệnh mãn tính như suy giáp, đái tháo đường,… thường tiềm ẩn những rối loạn chuyển hóa hàng ngày của cơ thể. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh, gây ra cảm giác tê đầu lưỡi.
Tổn thương hệ thần kinh
Tê đầu lưỡi có khả năng là dấu hiệu cảnh báo các tổn thương thần kinh trung ương như đau nửa đầu hay đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ thường là béo phì, bệnh tim mạch và hút thuốc.
Những người mắc vấn đề tâm lý trong thời gian dài như trầm cảm, rối loạn lo âu, tình trạng căng thẳng hay bệnh lý thần kinh như u não, thoái hóa não, chấn thương,…cũng có thể gặp triệu chứng tê đầu lưỡi.
Biện pháp khắc phục tình trạng tê đầu lưỡi
Thông thường, chứng tê đầu lưỡi nếu không liên quan đến bệnh lý có thể được khắc phục bằng một số biện pháp đơn giản sau:
Bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, hàu và vitamin C, vitamin A có nhiều trong rau củ quả và nước ép trái cây.
Súc miệng với dung dịch Chlorhexidine gluconate 0,2% hoặc nước muối sinh lý sẽ giúp cải thiện các triệu chứng tê đầu lưỡi.
Ngoài ra, đối với các tình trạng viêm nặng hay nhiễm khuẩn, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ trợ. Cần lưu ý đây là những thuốc kê đơn và chỉ nên sử dụng khi đã có sự tư vấn của bác sĩ:
Bệnh nhân có thể được kê thêm kháng sinh nếu bị nhiễm khuẩn, thuốc kháng nấm trong trường hợp nhiễm nấm hay các loại thuốc kháng virus (Aciclovir).
Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các loại corticoid dạng bôi để tăng khả năng kháng viêm như Triamcinoclone acetonide 0,1% hay Hydrocortison hemisuccinat lozenges 2,5mg.
Tóm lại, tê đầu lưỡi là triệu chứng thường gặp có liên quan đến thực phẩm hoặc bất kì vật thể nào được đưa vào miệng. Thông thường, tê đầu lưỡi có thể khỏi sau vài ngày hoặc nhờ vào một số biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể là những chỉ dấu của bệnh lý nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tê đầu lưỡi hiệu quả. Theo dõi thêm các bài viết mới của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm kiến thức về các triệu chứng hay vấn đề về sức khỏe mới nhất nhé!
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.