Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sự gia tăng đáng kể của bệnh ung thư đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng toàn cầu, đặc biệt là bệnh ung thư máu với những tác động tiêu cực đối với người bệnh. Đây là một bệnh ác tính liên quan đến hệ thống tạo máu, xuất phát từ sự tăng sinh bất thường của các tế bào máu. Chủ đề dinh dưỡng cho người ung thư máu luôn được nhiều người quan tâm. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu: Người bệnh ung thư máu kiêng ăn gì?
Việc quản lý chế độ ăn uống cho người mắc bệnh ung thư máu trở nên vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Chế độ ăn của người bệnh ung thư nói chung và ung thư máu nói riêng cần tuân thủ một số nguyên tắc chặt chẽ để giảm tác động của triệu chứng bệnh, giảm nguy cơ tác dụng phụ sau điều trị, hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn ngừa sự tiến triển, tái phát hoặc di căn của bệnh. Cụ thể:
Vậy cụ thể, bệnh nhân ung thư máu kiêng ăn gì?
Thịt nội tạng là một nguồn dinh dưỡng phong phú và chứa nhiều vitamin B12, tuy nhiên, người mắc ung thư máu nên hạn chế sử dụng nó. Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu, nhưng cũng có khả năng thúc đẩy sự phát triển của tế bào. Sử dụng vitamin B12 trong trường hợp bệnh nhân ung thư máu có thể làm tăng tốc độ phát triển bệnh. Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân, cần giảm lượng và hạn chế thức ăn chứa gan động vật.
Trong một số trường hợp, người mắc ung thư máu dạng u đa tủy xương, có thể chức năng thận đang bị ảnh hưởng. Quá trình phân hủy xương có thể giải phóng lượng lớn canxi và protein vào máu, gây tổn thương cho thận và rối loạn chức năng lọc máu. Vì vậy, thường có khuyến nghị rằng bệnh nhân hạn chế tiêu thụ các sản phẩm giàu kali và phốt pho như: Bơ, chuối, rau bina, cam, quýt,... để bảo vệ sức khỏe và chức năng thận.
Người bệnh ung thư máu kiêng ăn gì? Tuy tiện lợi nhưng người bị ung thư máu nên tránh sử dụng thức ăn đóng hộp, vì chúng thường chứa nhiều đường, muối và chất bảo quản, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột cho người bệnh. Ngoài ra, thức ăn đóng hộp không đảm bảo an toàn thực phẩm, và điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tấn công vào cơ thể.
Caffeine là một chất kích thích hệ thống thần kinh trung ương, có thể gây ra cảm giác hưng phấn, tỉnh táo, và gây mất ngủ, căng thẳng, và mệt mỏi cũng như gây rối loạn nhịp tim. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ lượng lớn caffeine có thể gây ra loãng xương và cản trở quá trình tạo máu nuôi sống cơ thể. Vì vậy, khi được hỏi ung thư máu kiêng ăn gì?, bạn có thể trả lời ngay là cần tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa caffeine như: Cafe, socola, trà đen, và các thức uống tương tự.
Trước khi bắt đầu quá trình điều trị, thường xảy ra sự suy giảm cân nặng nhanh chóng ở bệnh nhân ung thư máu, thậm chí trước khi chính thức được chẩn đoán, tầm soát ung thư máu. Một chế độ ăn giàu protein và năng lượng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư, bao gồm:
Người bị ung thư máu nên ăn gì? Một số thực phẩm giàu protein và năng lượng có thể lựa chọn bao gồm: Trứng, cá, các loại đậu, quả hạch, thịt gà,...
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư máu thường phải chịu điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp như: Hóa trị và xạ trị. Điều này tăng nhu cầu về calo và protein cho cơ thể của họ. Vì vậy, việc duy trì một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc:
Quá trình phục hồi sau điều trị ung thư máu cũng rất quan trọng. Một chế độ ăn uống cân đối có thể giúp:
Đối với thực đơn cho bệnh nhân ung thư máu trong quá trình điều trị và phục hồi nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có lựa chọn phù hợp. Đồng thời cũng cần chú ý đến ung thư máu kiêng ăn gì để tránh các tác động xấu không mong muốn.
Trong mọi trường hợp ung thư máu, việc xác định ung thư máu kiêng ăn gì, cũng như chế độ ăn cho người mắc bệnh là rất quan trọng. Cần dựa trên đặc điểm bệnh lý và tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh để xác định, từ đó giúp nâng cao hiệu quả phục hồi của quá trình điều trị.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.