Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nước cam thảo đã thu hút sự chú ý của nhiều người nhờ vào những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn mà nó mang lại. Tuy nhiên, khi sử dụng thức uống này, cần chú ý đến liều lượng và các khuyến cáo khác nhằm ngăn ngừa các nguy cơ tiềm ẩn. Cùng chúng tôi tìm hiểu uống nước cam thảo có tác dụng gì và những lưu ý mà bạn cần biết.
Cam thảo hay bột cam thảo là một loại thảo dược phổ biến, đã được kết hợp trong các bài thuốc Đông y từ thời xa xưa. Không chỉ được sử dụng như một thành phần trong thuốc mà còn là một nước uống được ưa chuộng. Uống nước cam thảo có tác dụng gì mà người dùng thích đến vậy?
Trước khi tìm hiểu về vấn đề uống nước cam thảo có tác dụng gì, chúng ta cần biết cam thảo là một cây thân thảo sống lâu năm, đã được sử dụng từ xa xưa như một nguồn dược liệu trong việc chữa bệnh. Thân cây cam thảo có chiều cao khoảng 1 - 1.5m và được bao phủ bởi những lông tơ nhỏ xung quanh. Các lá kép dài từ 2 - 5.5cm tạo nên một cấu trúc xanh mát.
Quả cam thảo có hình cong như lưỡi liềm, có chiều dài khoảng 3 - 4cm và rộng khoảng 6 - 8cm. Bề mặt quả màu nâu đen với nhiều lông, bên trong chứa từ 2 - 8 hạt dẹp có màu nâu xám hoặc xanh đen.
Cam thảo có xuất xứ từ Tây Á và Nam Âu, đã trở thành một phương pháp điều trị phổ biến cho nhiều loại bệnh ở nhiều quốc gia khác nhau. Cây cam thảo phân bố chủ yếu tại các tỉnh thành Trung Quốc. Hiện nay, cam thảo được trồng ở nhiều vùng đất khác nhau với mục đích sử dụng trong lĩnh vực y học.
"Uống nước cam thảo có tác dụng gì?", nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn giải đáp. Cam thảo được biết đến với khả năng chống oxy hóa và chống viêm, đồng thời uống cam thảo đúng cách còn có tác dụng trong việc điều trị nhiều loại bệnh liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng hoạt chất chính Glycyrrhiza glabra có trong nước cam thảo có khả năng ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, giúp khắc phục hiệu quả các tình trạng nhiễm trùng da. Ngoài ra, nước cam thảo cũng có khả năng kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus, giúp cải thiện viêm nang lông, chốc lở da hoặc viêm mô tế bào.
Nước cam thảo chứa chiết xuất glabrene và glabridin, hai hợp chất có tác dụng giảm đau và giúp lành vết loét dạ dày nhanh chóng. Đặc biệt, những hoạt chất chống oxy hóa này còn giảm thiểu một số triệu chứng gây ra bởi đau dạ dày như: Ợ nóng và buồn nôn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng chiết xuất từ cam thảo có tác dụng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày.
Vi khuẩn gây sâu răng có thể bị tiêu diệt bởi các hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa có trong nước cam thảo, giúp trong quá trình chữa bệnh sâu răng.
Hoạt chất chính glycyrrhizin trong nước cam thảo có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn cao, giúp hỗ trợ điều trị viêm gan C hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất này còn có khả năng giải độc và bảo vệ gan khỏi tổn thương do carbon tetrachloride gây ra.
Uống nước cam thảo hằng ngày còn giúp điều trị viêm họng, tiêu đờm, điều hoà nội tiết tố nữ và giảm co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa.
Các tác dụng của cam thảo trên đã được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cam thảo hoặc bất kỳ loại thuốc cần lưu ý rằng mỗi người có thể phản ứng khác nhau khi tiêu thụ.
Ngoài câu hỏi "uống nước cam thảo có tác dụng gì?" thì một vấn đề khác cũng được quan tâm không kém đó là "sử dụng cam thảo nên lưu ý gì?", cùng theo dõi các thông tin này ngay sau đây.
Mặc dù cam thảo mang lại nhiều lợi ích, nhưng không có nghĩa rằng nó là hoàn toàn có lợi. Việc sử dụng cam thảo không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn về thắc mắc "uống nước cam thảo có tác dụng gì?". Việc sử dụng cam thảo cần cẩn trọng và tránh gây ra những tác hại không mong muốn khi lạm dụng. Vì vậy, trước khi dùng cam thảo liên tục hoặc sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh lý, bạn nên tìm hiểu thông tin kỹ càng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...