Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dưa leo là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó được sử dụng làm nước uống giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Vậy uống nước ép dưa leo mỗi ngày có tốt không?
Dưa leo được sử dụng phổ biến vừa như một loại rau xanh lại vừa như một loại trái cây. Nước ép dưa leo không chỉ có dụng giải khát, làm thanh mát cơ thể mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nhiều người muốn biết uống nước ép dưa leo mỗi ngày có tốt không? Và đây là những tư vấn đến từ các chuyên gia dinh dưỡng.
Trái dưa leo có chứa hầu hết các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin B1, B2, B6, canxi, kẽm, kali, sắt, magie, phốt pho,… Chỉ cần uống nước ép dưa leo là bạn cũng có thể bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mà không cần ăn nhiều thực phẩm. Nhờ vậy, nước ép dưa leo có thể hỗ trợ hiệu quả cho quá trình giảm cân. Loại nước ép này cũng chứa nhiều axit pantothenic, vitamin B5 có tác dụng giảm mụn, duy trì làn da khỏe đẹp.
Ba hợp chất lariciresinol, pinoresinol và secoisolariciresinol – 3 lignan trong nước ép dưa leo có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng và ung thư tuyến tiền liệt.
Mỗi ly nước ép dưa leo cung cấp một lượng lớn vitamin C, mangan, beta carotene, molipden và các chất chống oxy hóa flavonoid. Các chất này có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình hình thành các gốc tự do trong cơ thể.
Nhiều người muốn biết uống nước ép dưa leo mỗi ngày có tốt không sau khi biết đến tác dụng này của dưa leo. Trong trái dưa leo chứa một lượng lớn khoáng chất kali và magie. Những người huyết áp thấp có thể uống nước ép dưa leo thêm chút xíu đường và muối. Với những người huyết áp cao nên uống nước ép dưa leo nguyên chất. Kali trong dưa leo cung cấp chất điện phân có thể điều chỉnh lượng natri trong thận, hỗ trợ kiểm soát chứng tăng huyết áp.
Trong dưa leo có hoạt chất flavonoid có tác dụng tăng cường và cải thiện trí não. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng người mắc bệnh Alzheimer khi dùng nước ép dưa leo thường xuyên, các chức năng nhận thức có thể được duy trì.
Hoạt chất purin có trong mỗi ly dưa leo có thể làm giảm cơn đau do bệnh gout. Silica trong đó cũng là một oxit silic quan trọng, hỗ trợ quá trình tạo collagen và hấp thụ canxi của hệ xương khớp.
Nước ép dưa leo là loại nước uống giải nhiệt mùa hè thanh mát, dễ uống và hoàn toàn có thể sử dụng đều đặn hàng ngày. Thời điểm tốt nhất để uống loại nước ép này là ngay sau khi ép xong, vào buổi sáng và sau khi tập thể dục. Nếu muốn giảm cân, bạn có thể uống 30 phút trước khi đi ngủ. Công thức nước ép dưa leo kết hợp cần tây, gừng, chanh, mật ong là sự kết hợp hoàn hảo mang lại hiệu quả giảm cân tuyệt vời sau khoảng 3 tháng.
Tuy nhiên, quan trọng nhất, bạn cần lắng nghe cơ thể để điều chỉnh thời gian uống nước ép dưa leo phù hợp. Trước khi sử dụng lâu dài, chúng ta nên cân nhắc các tác dụng phụ của nước ép dưa leo như:
Khi được hỏi uống nước ép dưa leo mỗi ngày có tốt không, các chuyên gia dinh dưỡng đều lưu ý: Hàm lượng vitamin C và acid caffeic trong dưa leo khá cao. Nếu uống quá nhiều nước ép dưa leo dễ dẫn đến tình trạng thừa vitamin C. Hàm lượng vitamin C vừa đủ có thể chống gốc tự do. Nhưng nếu dư thừa sẽ có tác dụng ngược lại - khiến các gốc tự do “lang thang” trong cơ thể gây lão hóa sớm.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo một số trường hợp không nên uống nước ép dưa leo mỗi ngày như:
Vậy uống nước ép dưa leo mỗi ngày có tốt không? Dưa leo nếu sử dụng đúng cách sẽ là loại nước ép tăng cường sức đề kháng và thanh nhiệt, giải độc tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu không dùng đúng đối tượng, đúng liều lượng sẽ gây một số tác dụng phụ không mong muốn khác. Các chuyên gia gợi ý, mỗi người trưởng thành chỉ nên dùng tối đa 400g dưa leo mỗi ngày. Ngoài dùng nước ép, chúng ta nên đa dạng hóa các món ăn từ dưa chuột như salad, ăn trực tiếp hay làm detox.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...