Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Táo đỏ và kỷ tử là 2 dược liệu góp mặt trong nhiều bài thuốc Đông y từ xưa đến nay. Khi kết hợp chúng với nhau sẽ có một ly nước bổ dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày có tốt không? Thời điểm sử dụng tốt nhất là khi nào?
Làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giảm cân… là công dụng được nhiều người truyền tai nhau về việc uống nước kỷ tử táo đỏ. Vậy nên uống nước táo đỏ kỷ tử vào thời điểm nào trong ngày để có được những lợi ích đó?
Thời điểm tốt nhất nên sử dụng loại nước này, đó là:
Uống nước táo đỏ kỷ tử tốt nhất vào lúc sau khi thức dậy hoặc ăn đồ dầu mỡ
Nhiều người có suy nghĩ rằng nước táo đỏ kỷ tử rất tốt cho sức khỏe nên phải uống nhiều và uống lúc nào cũng được. Tuy nhiên, đó là quan điểm sai lầm vì uống quá nhiều trà táo đỏ kỷ tử trong ngày hay không đúng thời điểm sẽ làm mất đi tác dụng của loại nước bổ dưỡng này.
Trà táo đỏ kỷ tử không thể uống quá nhiều lần trong ngày nhưng bạn có thể căn cứ vào thời điểm đã nói ở trên để có cách sử dụng tốt nhất. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước táo đỏ kỷ tử không quá 150ml/ngày.
Một tuần chỉ uống từ 3-4 lần nước táo đỏ kỷ tử và không uống quá 250ml trong một lần để nước táo đỏ kỷ tử phát huy hết tác dụng. Tóm lại "uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày có tốt không?", câu trả lời là có nhưng bạn phải chú ý liều lượng để phát huy được tốt đa công dụng của loại nước này.
Uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày thực sự tốt nếu bạn uống đúng cách
Cả táo đỏ và kỷ tử đều chứa lượng vitamin phong phú, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do. Điều này giúp chậm lại quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, giúp làn da giảm thiểu việc xuất hiện các nếp nhăn, vết chân chim, nám, sạm và các vấn đề liên quan khác.
Táo đỏ và kỷ tử có tác dụng hỗ trợ cho hệ thống tim mạch. Chúng chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, trong đó Quercetin là hoạt chất nổi bật nhất. Quercetin có tính kháng viêm và giúp giảm nồng độ Cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch và mỡ trong máu. Vì vậy, nếu có ai hỏi uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày có tốt không thì bạn đừng bỏ qua lợi ích này khi trả lời nhé!
Hoạt chất chống oxy hóa có trong táo đỏ và kỷ tử không chỉ giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do gây ra bệnh ung thư, đồng thời còn hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa và sinh lý nếu sử dụng đúng cách.
Nước táo đỏ kỷ tử ức chế sự phát triển của các gốc tự do gây ra bệnh ung thư
Tác dụng của táo đỏ và kỷ tử là cung cấp nhiều chất sắt, giúp phòng ngừa thiếu máu, giảm mệt mỏi và căng thẳng. Thường xuyên uống nước táo đỏ kỷ tử có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Việc uống loại nước này mỗi ngày sẽ giúp bạn dễ ngủ và có giấc ngủ ngon hơn, giảm bớt tình trạng stress kéo dài.
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Lưu ý khi dùng trà táo đỏ kỷ tử không nên thêm mật ong vào trà khi nước còn đang nóng (trên 90 độ) để tránh phá vỡ các chất dinh dưỡng.
Cách pha trà táo đỏ kỷ tử mật ong
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Uống trà lúc nóng là tốt nhất nếu bạn uống uống lạnh thì không nên cho đá trực tiếp vào hãy lấy một lượng vừa đủ sau đó cho vào tủ lạnh một lúc rồi thưởng thức.
Ngoài thắc mắc "uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày có tốt không?" thì "đối tượng nào không nên sử dụng loại nước này?" cũng là vấn đề được quan tâm tìm hiểu. Dưới đây là một số đối tượng không nên dùng kỷ tử hay nước táo đỏ kỷ tử để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước táo đỏ kỷ tử
Trên đây là những giải đáp xung quanh việc "Uống nước táo đỏ kỷ tử mỗi ngày có tốt không?". Để không ảnh hưởng đến sức khỏe và giữ lại được trọn vẹn lợi ích mà loại nước này mang lại, bạn hãy chú ý đến thời điểm và liều lượng sử dụng mỗi ngày nhé!
Xem thêm:
Minh QA
Nguồn tham khảo: Suckhoegiadinh.com.vn
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.