Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Uống thuốc lao bị mệt có nguy hiểm không?

Ngày 01/03/2022
Kích thước chữ

Thuốc chống lao có nhiều tác dụng phụ vì vậy mà khi dùng thuốc bệnh nhân có cảm giác yếu mệt là điều không thể tránh khỏi. Vậy tình trạng uống thuốc lao bị mệt có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Điều trị lao phổi là một quá trình kỳ công cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Thuốc dùng để điều trị bệnh này thường có xu hướng gây ra nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được ngưng dùng thuốc giữa chừng vì có thể dẫn đến kháng thuốc và khiến việc điều trị trở nên khó khăn, nguy hiểm hơn.

Thuốc dùng để điều trị bệnh lao thường có xu hướng gây ra nhiều tác dụng phụ Thuốc dùng để điều trị bệnh lao thường có xu hướng gây ra nhiều tác dụng phụ

Cách uống thuốc điều trị lao?

Bệnh nhân lao được điều trị theo phác đồ thống nhất chuẩn quốc gia. Nếu mắc bệnh lao, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị đã được bác sĩ đưa ra để tránh các tác dụng phụ như là uống thuốc lao bị mệt.

Uống thuốc đúng liều lượng

Vì liều lượng thuốc điều trị lao được tính dựa trên cân nặng của bạn, nếu bạn tăng hoặc giảm cân, bạn nên nói với bác sĩ để theo dõi để có thể điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp. Bạn không được tự ý thay đổi liều lượng. Vì nếu bệnh nhân dùng liều quá thấp thì hiệu quả không tốt, dễ sinh vi khuẩn kháng thuốc, dùng liều quá lớn dễ gây tai biến.

Uống thuốc thường xuyên

Thuốc chống lao phải được uống vào một thời điểm trong ngày và cách xa bữa ăn để hấp thu tối đa, thường là 2 giờ trước khi ăn.

Uống thuốc đủ thời gian để tránh tái phát

Thời gian dùng thuốc chống lao thường kéo dài, ít nhất là 6 tháng tùy theo từng phác đồ. Do đó, bạn đừng bao giờ bỏ dở quá trình điều trị. Bởi nếu dừng điều trị, bệnh sẽ không khỏi hoàn toàn và sẽ tái phát rất nhanh, đặc biệt nguy hiểm là vi khuẩn lao sẽ kháng thuốc chống lao khiến việc điều trị sau này khó khăn hơn.

Uống thuốc lao bị mệt có phải do tác dụng phụ

Theo khuyến cáo, thuốc chống lao nên uống trước bữa ăn 1 đến 2 giờ. Trong giai đoạn đầu điều trị, cơ thể có thể chưa đủ thời gian để thích nghi nên có thể sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi uống thuốc lao, chán ăn, buồn nôn nhẹ. Đây là những tác dụng phụ thường gặp, sẽ giảm dần theo thời gian điều trị sau 2 đến 3 tuần. Người bệnh cần chú ý ăn sáng và nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ, không để quá đói.

Một số bệnh nhân uống thuốc lao có biểu hiện mệt đi kèm nặng bụng, nôn thì cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được kê thêm thuốc bồi bổ dạ dày.

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, chán ăn, vàng da và mắt sau khi dùng thuốc một thời gian, bạn có thể bị viêm gan do thuốc và nên tái khám để điều trị kịp thời.

Bạn có thể bị viêm gan do thuốc nếu bạn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, chán ăn Bạn có thể bị viêm gan do thuốc nếu bạn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, chán ăn

Làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị lao?

Đảm bảo dinh dưỡng, tuân thủ điều trị và thăm khám bác sĩ thường xuyên là những điều quan trọng nhất để giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị lao. Không uống rượu hoặc nhịn ăn trong khi sử dụng thuốc. Đừng từ bỏ các loại thuốc điều trị mãn tính khác, chẳng hạn như thuốc chữa bệnh tiểu đường và tim mạch.

Ngoài ra, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ khi cần dùng các loại thuốc khác, kể cả thuốc giảm đau chống viêm không kê đơn, vì thuốc điều trị lao có thể tương tác với nhiều loại thuốc và khiến bạn uống thuốc lao bị mệt.

Trong quá trình khám, các bác sĩ sẽ theo dõi từng bệnh nhân để biết các tác dụng phụ và phản ứng với việc điều trị. Vì vậy, việc tái khám và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ là điều quan trọng giúp hạn chế tác dụng phụ và mức độ nghiêm trọng.

Điều trị lao, đừng nản lòng vì tác dụng phụ

Một trong những nguyên tắc điều trị sống còn của bệnh lao là người bệnh không được tự ý ngưng thuốc, vì điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lao kháng thuốc. Rất nhiều bệnh nhân mắc phải sai lầm này.

Các tác dụng phụ là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân ngừng điều trị lao, do đó, tư vấn toàn diện trước khi điều trị về các tác dụng phụ là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của kế hoạch điều trị. Phải nói rằng, tất cả các bệnh nhân đều gặp phải các tác dụng phụ, nhưng hầu hết đều nhẹ hoặc có thể giải quyết bằng thuốc. Điều quan trọng là phải thông báo cho bác sĩ của bạn về bất kỳ tình trạng sẵn có nào có thể trở nên trầm trọng hơn do thuốc điều trị lao, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh gan, mắt, tai, bệnh gút hoặc bệnh dị ứng.

Bạn phải thông báo cho bác sĩ về bất kỳ tình trạng sẵn có nào có thể trở nên trầm trọng hơn do thuốc điều trị lao Bạn phải thông báo cho bác sĩ về bất kỳ tình trạng sẵn có nào có thể trở nên trầm trọng hơn do thuốc điều trị lao

Điều trị lao là một quá trình kỳ diệu cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Bạn tuyệt đối không được ngưng dùng thuốc giữa chừng vì có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Thời gian điều trị lao có thể kéo dài từ sáu tháng đến một năm, hoặc lâu hơn nếu vi khuẩn lao kháng thuốc. Cho đến nay, có rất ít loại thuốc điều trị lao nên nếu vi khuẩn lao phát triển khả năng kháng các loại thuốc này, bệnh trở nên cực kỳ khó điều trị và có tiên lượng xấu.

Uống thuốc lao bị mệt là một trong những tác dụng phụ khi điều trị lao nên bệnh nhân không cần phải quá lo lắng, tuy nhiên cần báo với bác sĩ để được theo dõi sức khỏe. Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học, bệnh lao về cơ bản đã được kiểm soát và tiên lượng điều trị tốt. Vì vậy, mọi người nên đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu cảnh báo bệnh lao để được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, để giảm bớt các triệu chứng tác dụng phụ, người bệnh nên bổ sung vào khẩu phần ăn những thực phẩm giàu tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất xơ, không uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin