Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Uống thuốc lao có được uống rượu không? 

Ngày 28/02/2022
Kích thước chữ

Lao phổi là một trong số những bệnh lý thường gặp về hô hấp và có khả năng lây lan giữa người và người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của bệnh lý này. Một trong số đó là vấn đề “uống thuốc lao có được uống rượu không?”

Để được giải đáp thắc mắc “uống thuốc lao có được uống rượu không?”, trước hết bạn cần hiểu rõ những đặc điểm của bệnh lý này để từ đó có thể đưa ra hướng khắc phục cụ thể.

Những thông tin cần biết về căn bệnh lao phổi

Lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên gọi là Mycobacterium Tuberculosis. Vi khuẩn lao có thể gây ra bệnh lý ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể như ruột, xương khớp, não, phổi… Trong số đó phổ biến nhất chính là bệnh lao phổi với tỷ lệ chiếm từ 80% đến 85%. 

Uống thuốc lao có được uống rượu không?1 Bệnh lao phổi 

Thông thường, những người mắc bệnh lao phổi khi ở mức độ nặng sẽ có khả năng lây lan rất nhanh khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Nếu như những người xung quanh không may mắc phải không khí có chứa trực khuẩn lao thì khả năng bị lây nhiễm sẽ rất cao.

Mặc dù vậy, không phải bất cứ ai khi hít phải trực khuẩn lao cũng đều có nguy cơ mắc bệnh. Bởi lẽ, có những trường hợp sẽ được bảo vệ bởi hệ miễn dịch ngăn chặn mà không cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nếu như hệ thống miễn dịch của bạn yếu và không hề có khả năng kháng khuẩn thì nguy cơ bạn mắc phải bệnh lao sẽ rất cao. 

Uống thuốc lao có được uống rượu không?

Khi mắc bệnh lao phổi, bạn tuyệt đối không nên uống nhiều bia rượu bởi không chỉ gây hại cho gan mà còn khiến cho tình trạng bệnh lý trở nên nặng hơn. Khi được hấp thụ vào cơ thể, rượu sẽ tấn công vào trung tâm có vai trò khử độc này. Trên thực tế, sau khi uống rượu, chỉ có 5% lượng rượu sẽ được đào thải ra bên ngoài ở dạng mồ hôi, nước tiểu, sữa, hơi thở, nước bọt. Số phần còn lại, rượu sẽ được chuyển hóa qua gan với rất nhiều giai đoạn để chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde (một hoạt chất cực kỳ độc), sau đó mới chuyển thành nước và cacbonic để đào thải ra khỏi cơ thể.

Khi đi vào cơ thể, đa số các loại thuốc sẽ phải trải qua quá trình thải độc tại gan, nhất là đối với những thuốc chữa bệnh lao thường có độc tính khá cao. 

Rượu làm ức chế sự chuyển hóa thuốc thông qua gan và sẽ làm tăng độc tính mà thuốc lao gây ra. Điển hình như isoniazid (với biệt dược là fimozid, INH, rimifon) và những dẫn chất của nó. Isoniazid được đánh giá có khả năng gây cực độc đối với gan, nhất là khoảng 3 tháng đầu khi mới điều trị. Đặc biệt hơn, khi kết hợp với rifampicin, lượng độc này sẽ nhân lên gấp đôi khi rifampicin làm tăng độc tính của isoniazid còn isoniazid thì sẽ khiến cho tế bào gan dần bị hủy hoại. Theo đó, biểu hiện dễ nhận thấy nhất của dấu hiệu viêm gan do thuốc trị lao gây ra đó là cơ thể luôn chán ăn, chân tay bủn rủn, người mệt mỏi rã rời, buồn nôn, lợm giọng…

Uống thuốc lao có được uống rượu không?2 Uống thuốc lao có được uống rượu không?

Chính vì vậy, người bệnh khi đang dùng thuốc điều trị lao nhưng vẫn uống rượu thì chẳng khác gì là nhân đôi sức mạnh làm phá hủy các tế bào gan. Chưa kể đến việc khi dùng kết hợp giữa thuốc bổ Đông y và thuốc Tây y, bạn sẽ không thể lường trước được những tương tác có hại làm giảm hiệu quả khi điều trị bệnh lao như thế nào.

Do đó, khi đang sử dụng thuốc uống điều trị lao, người bệnh không nên sử dụng bia rượu. Thay vào đó, bệnh nhân nên thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với mình.

Cải thiện tình trạng lao phổi bằng việc duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp

Khi mắc chứng lao phổi, bạn nên thực hiện theo nguyên tắc dinh dưỡng như sau:

  • Tùy thuộc vào chỉ số BMI và thể trạng mà bạn nên nạp năng lượng vào cơ thể với mức độ phù hợp. Nếu như bạn bị gầy, bạn cần phải ăn thật nhiều để chỉ số BMI luôn đạt trên 18,5. Nếu như thể trạng của bạn ở mức bình thường, lượng thức ăn khi dung nạp vào cơ thể không nên thay đổi.
  • Lượng thức ăn có trong bữa ăn cần phải có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm khoáng chất, vitamin, đạm và đường. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên trong việc cung cấp đường có ở trong các loại quả để giúp thải độc gan cũng như hạn chế những tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra.
Uống thuốc lao có được uống rượu không?3 Tăng cường bổ sung trái cây giàu vitamin

Người bệnh lao nên bổ sung khoáng chất gì?

  • Kẽm: Những thực phẩm rất giàu kẽm mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như đậu hà lan, hải sản, thịt lợn nạc, lòng đỏ trứng gà…
  • Sắt: Lượng sắt có trong gan, thịt bò, trứng gà rất cao. Do đó, bạn có thể dùng những thực phẩm này hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh lý của mình.
  • Vitamin A, C,E,K: Thường được tìm thấy trong thịt lợn, thịt bò, đậu đỗ, cá biển, chuối, khoai tây…
  • Để hạn chế nguy cơ bệnh trở nặng hơn, bạn cũng cần hạn chế sử dụng những thực phẩm sau:
  • Đồ ăn dễ gây kích thích và cay nóng như ớt, gừng, bột hạt cải…
  • Không hút thuốc lá, sử dụng trà đặc, cafein, chất kích thích…
  • Uống thuốc lao có được uống rượu không? Vấn đề này đã được giải đáp cụ thể qua phần trên bài viết. Để tránh trường hợp bệnh chuyển sang nặng hơn, tốt nhất bạn nên kiêng sử dụng bia rượu và duy trì chế độ dinh dưỡng cần thiết nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin