Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Uống thuốc phóng xạ cách ly bao nhiêu ngày?

Ngày 02/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phương pháp điều trị bằng I ốt phóng xạ mang lại hi vọng cho hàng triệu bệnh nhân mắc chứng bệnh ung thư tuyến giáp và giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát. Tuy nhiên, sau điều trị uống thuốc phóng xạ bệnh nhân cần thực hiện cách ly. Uống thuốc phóng xạ cách ly bao nhiêu ngày?

Bệnh ung thư tuyến giáp không chỉ gây ra sự mất cân bằng hormon trong cơ thể mà còn là một căn bệnh đầy khó khăn trong quá trình điều trị. Phương pháp điều trị bằng I ốt phóng xạ mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng bệnh và giảm nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, quá trình sau khi uống thuốc phóng xạ cách ly bao nhiêu ngày vẫn gây nhiều thắc mắc đối với bệnh nhân và người thân.

Phương pháp phóng xạ trong điều trị

Iốt (iodine) là một nguyên tố thiết yếu trong quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Cơ thể cần một lượng iốt từ 150 đến 300 μg mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt. Tuyến giáp có khả năng nhận nguyên tử iốt để sử dụng trong quá trình tổng hợp hormon. Khi tuyến giáp bị cường giáp, nó có thể nhận lượng lớn iốt nhanh chóng.

Iốt phóng xạ là một loại iốt được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh tuyến giáp. Việc sử dụng iốt phóng xạ trong thực hành y tế được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả, đặc biệt đối với những người có dị ứng với hải sản hoặc chất cản quang chứa iốt.

Iốt phóng xạ có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp bao gồm:

Xạ hình tuyến giáp: Quá trình này thường bao gồm việc uống hoặc tiêm iốt phóng xạ để tập trung lượng iốt này vào tuyến giáp. Sau đó, máy quét hình ảnh được sử dụng để chụp hình và xác định kích thước và hoạt động của tuyến giáp. Đây là một phương pháp quan trọng trong việc chẩn đoán các vấn đề liên quan đến tuyến giáp.

uống thuốc phóng xạ cách ly bao nhiêu ngày
Hóa trị liệu i ốt phóng xạ để tập trung lượng i ốt này vào tuyến giáp

Điều trị bệnh tuyến giáp: Iốt phóng xạ được sử dụng để kiểm soát kích thước và hoạt động của tuyến giáp trong trường hợp cường giáp (tuyến giáp quá hoạt động) hoặc để giảm kích thước của tuyến giáp nếu nó quá to. Điều này có thể mất vài tháng để đạt được hiệu quả tối ưu, nhưng phương pháp này an toàn và không gây hại sau quá trình điều trị.

Điều trị ung thư tuyến giáp: Trong trường hợp ung thư tuyến giáp, i ốt phóng xạ cũng được sử dụng để tiêu diệt các tế bào tuyến giáp còn sót lại sau phẫu thuật.

Iốt phóng xạ là một giải pháp trong việc chẩn đoán và điều trị các vấn đề về tuyến giáp và có thể được áp dụng một cách an toàn và hiệu quả dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế.

Uống thuốc phóng xạ cách ly bao nhiêu ngày?

Ung thư tuyến giáp là một dạng ung thư khá phổ biến, đặc biệt tại các vùng khu vực tập trung ở vùng đầu, mặt, cổ chiếm khoảng 2% trong tổng số các ca bệnh ung thư.

Thống kê cho thấy tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ giới cao gấp khoảng 2 đến 3 lần so với nam giới. Phát hiện sớm bệnh giúp cơ hội sống sót của người bệnh được cải thiện đáng kể.

Trong việc điều trị ung thư tuyến giáp, phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng. Tuy nhiên, còn có hai phương pháp khác mà chúng ta cần tìm hiểu: Xạ trị và hóa trị liệu bằng iốt. Cả hai phương pháp này nhằm mục tiêu giảm nguy cơ ung thư tái phát. Ngoài ra, phương pháp điều trị bằng iốt còn được sử dụng trong việc điều trị bệnh basedow - một dạng cường giáp.

Trong quá trình điều trị bằng iốt, người bệnh cần phải tuân thủ một quy trình cách ly. Thời gian cách ly sau khi thực hiện điều trị phụ thuộc vào liều lượng iốt được sử dụng. Thông thường, người bệnh phải cách ly trong khoảng 48 giờ sau quá trình điều trị. Tuy nhiên, đối với những trường hợp như phụ nữ mang thai, thời gian cách ly có thể kéo dài hơn. Trong trường hợp liều iốt cao hơn, thời gian cách ly có thể là 3 đến 7 ngày. Chỉ khi bác sĩ đã thực hiện đánh giá toàn diện và đảm bảo an toàn, người bệnh mới được xuất viện.

uong-thuoc-phong-xa-cach-ly-bao-nhieu-ngay 2.jpg
Cách ly trong khoảng 48 giờ sau quá trình điều trị

Sau quá trình điều trị bằng iốt, người bệnh cần tuân theo một số biện pháp an toàn như nghỉ làm, hạn chế tiếp xúc với người khác, giữ khoảng cách an toàn hơn 1 mét, uống nhiều nước, xả bồn cầu nhiều lần sau khi sử dụng. Nên ngủ cách ly, tránh tiếp xúc với trẻ em và phụ nữ mang thai để đảm bảo rằng không gây rủi ro cho người khác.

Việc tuân theo các biện pháp cách ly và an toàn sau quá trình điều trị bằng iốt là rất quan trọng để đảm bảo không tạo ra rủi ro không mong muốn.

Lưu ý trước và sau điều trị bằng i ốt phóng xạ

Người bệnh cần tuân thủ những quy tắc trước và sau khi tiến hành điều trị bằng i ốt phóng xạ để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

Trước khi bắt đầu điều trị bằng i ốt phóng xạ:

Ở thời điểm này bác sĩ thường yêu cầu người bệnh ngừng sử dụng hormon tuyến giáp ít nhất 1 tháng trước quá trình điều trị. Điều này giúp đảm bảo rằng tuyến giáp của người bệnh không bị ảnh hưởng bởi hormon trước khi uống thuốc i ốt phóng xạ. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa i ốt trong thành phần cũng là một yếu tố quan trọng, để tránh ảnh hưởng đến kết quả của điều trị. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm về danh sách các loại thực phẩm cần tránh trong thời gian này.

Trong quá trình điều trị bằng i ốt phóng xạ:

Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như sưng, đau vùng cổ, viêm tuyến nước bọt. Tuy nhiên, các tình trạng này thường sẽ cải thiện theo thời gian và không đe dọa tính mạng của người bệnh. Để giảm thiểu tác dụng phụ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống nôn, uống nhiều nước, kích thích tiết nước bọt, sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm. Người bệnh nên tuân thủ chế độ chăm sóc sau quá trình điều trị mà bác sĩ hướng dẫn để đảm bảo quá trình phục hồi hiệu quả.

uong-thuoc-phong-xa-cach-ly-bao-nhieu-ngay 3.jpg
Tuân thủ quá trình điều trị mà bác sĩ hướng dẫn

Điều quan trọng cần lưu ý là đối với nam giới, điều trị bằng i ốt phóng xạ có thể gây ra tình trạng vô sinh tạm thời trong khoảng thời gian ít nhất là 2 năm. Đối với nữ giới, việc mang thai sau điều trị cũng cần cân nhắc, và phải đợi ít nhất từ 6 đến 12 tháng sau khi điều trị với i ốt. Điều này có liên quan đến nguy cơ phóng xạ gây tác động tiêu cực đối với buồng trứng và thai nhi nếu mang thai ngay sau điều trị. Mặc dù các tác động về vô sinh và mang thai chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng người bệnh nên thảo luận kỹ với bác sĩ trước quyết định về việc mang thai sau điều trị bằng i ốt phóng xạ.

Điều trị bằng i ốt phóng xạ được xem là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Người bệnh cần tuân thủ chính xác đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời nắm rõ và thực hiện các biện pháp cách ly sau quá trình điều trị để đảm bảo sự an toàn cho bạn và người thân trong gia đình.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm