Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Uống thuốc sắt có tăng cân không? Nên chú ý gì khi dùng thuốc sắt?

Ngày 06/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sử dụng thuốc sắt không đúng cách có thể khiến cho cơ thể gặp phải rất nhiều các tác dụng phụ không mong muốn. Rất nhiều người cùng đặt ra chung một thắc mắc, không biết “Uống thuốc sắt có tăng cân không?”.

Vậy, uống thuốc sắt có tăng cân không? Tăng cân có phải một trong những tác dụng của thuốc sắt hay không? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.

Những ai nên uống thuốc sắt?

Trước tiên, thuốc sắt thực chất là thuốc bổ máu được điều chế thành nhiều các dạng khác nhau như dạng viên, dạng uống,... có tác dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cải thiện và phòng ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt. Đối với các trường hợp thiếu sắt nhẹ, người bệnh có thể cải thiện bằng cách bổ sung các thực phẩm chứa sắt vào chế độ ăn uống. Ngược lại, đối với các trường hợp nặng, việc bổ sung các thực phẩm ăn hàng ngày là chưa đủ thì có thể sử dụng thuốc sắt. Ngoài các bệnh nhân thiếu sắt, một số đối tượng cũng cần bổ sung thêm sắt như:

  • Những người bị mất máu nhiều như các bệnh nhân đang trong quá trình chạy thận, những người bị rong kinh, có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, người bị đi tiểu ra máu, người bị xuất huyết đường ruột hoặc những người đang hồi phục sau tai nạn bị mất nhiều máu,...
  • Bệnh nhân suy dinh dưỡng cũng cần bổ sung thêm sắt. Với những người bị suy dinh dưỡng, việc bổ sung các chất dinh dưỡng bằng việc ăn uống hàng ngày sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu cho họ. Chính vì thế, họ sẽ cần sử dụng thêm các thực phẩm chức năng, thuốc bổ chứa sắt.
  • Phụ nữ đang mang thai. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai là rất quan trọng. Trung bình, mỗi mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm 955mg sắt để đáp ứng nhu cầu cho cả thai nhi trong bụng. Bổ sung đủ sắt sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi phát triển bình thường.
  • Những người kém hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đối tượng người cao tuổi, người mắc các bệnh lý liên quan tới dạ dày, ruột và niêm mạc ruột là đối tượng có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng rất kém. Do đó mà cơ thể của họ có thể bị thiếu sắt, cần bổ sung thêm sắt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thuốc sắt, thuốc bổ máu với những công dụng và cách sử dụng khá nhau. Người bệnh không nên sử dụng thuốc sắt bừa bãi, nếu có nhu cầu sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để họ tư vấn, kê đơn thuốc phù hợp nhất cho thể trạng của bản thân.

Uống thuốc sắt có tăng cân không? Nên chú ý gì khi dùng thuốc sắt?1
Sắt là dưỡng chất không thể thiếu đối với cơ thể

Uống thuốc sắt có tăng cân không?

Uống thuốc sắt có tăng cân không? Câu trả lời là “Không” và tăng cân không phải là một trong những tác dụng của thuốc sắt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp uống thuốc sắt bị tăng cân. Nguyên nhân là do:

  • Cơ thể tăng cường chuyển hóa: Bổ sung đầy đủ chất sắt giúp cho quá trình chuyển hóa của cơ thể diễn ra tốt hơn, việc này giúp cho cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách tối đa. Những người bị gầy từ đó có thể tăng cân trở lại.
  • Tăng cường miễn dịch: Quá trình chuyển hóa được cải thiện cũng sẽ giúp cho sức đề kháng được tăng cường. Một cơ thể đầy đủ dưỡng chất là một cơ thể khỏe mạnh, ít bệnh tật.
  • Nồng độ ferritin máu tăng: Đây là một loại protein trong cơ thể có nhiệm vụ dự trữ sắt được tích trữ tại các vị trí như lách, gan hoặc tủy xương. Cơ thể được bổ sung đầy đủ sắt sẽ giúp cho nồng độ ferritin được tăng lên. Theo một số các kết quả nghiên cứu đã cho biết, ferritin huyết thanh tăng lên có thể khiến lượng mỡ tích trữ vùng bụng tăng lên. Do đó mà bạn có thể tăng cân khi bổ sung sắt.
  • Thiếu máu thiếu sắt đã được cải thiện: Chúng ta có thể thấy, những bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt thường là những người xanh xao, gầy gò, khó tập trung, khó thở, trí nhớ kém và thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt. Bổ sung đủ sắt sẽ giúp cải thiện tất cả những tình trạng này. Người bệnh trở nên khỏe khoắn, ăn uống ngon miệng hơn và tăng cân.

Nhìn chung, khi cơ thể có đủ sắt, sức khỏe và chất lượng cuộc sống sẽ được cải thiện tốt hơn, chính vì thế mà việc tăng cân là hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn không cần quá lo lắng bởi tình trạng tăng cân sẽ không xảy ra một cách mất kiểm soát, bạn chỉ cần chú ý giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Uống thuốc sắt có tăng cân không? Nên chú ý gì khi dùng thuốc sắt?2
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tăng cân khi uống sắt

Cần chú ý gì khi dùng thuốc sắt?

Để việc dùng thuốc sắt mang lại hiệu quả tối ưu và không xảy ra các tác dụng không mong muốn. Người dùng cần chú ý:

  • Lựa chọn loại sắt phù hợp với thể trạng, ít tác dụng phụ.
  • Uống sắt trước khi ăn khoảng 30 phút, dạ dày rỗng là thời điểm cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất. Tuy nhiên, nếu dạ dày của bạn nhạy cảm, hãy uống sắt sau khi ăn 30 phút.
  • Kết hợp bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt khác như các loại thịt đỏ, gan, các loại hạt, rau bina, bông cải xanh, cá, các loài động vật có vỏ,...
  • Có thể uống sắt cùng với vitamin C để giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
  • Tránh sử dụng sắt với canxi. Nếu phải sử dụng canxi, hãy uống sắt cách canxi ít nhất 2 giờ.

Ghi nhớ một số các lưu ý để cơ thể không gặp phải các phản ứng như buồn nôn, đau bụng, nôn mửa,... và tăng hiệu quả của thuốc sắt.

Uống thuốc sắt có tăng cân không? Nên chú ý gì khi dùng thuốc sắt?3
Kết hợp sắt với các loại thực phẩm khác để tăng hiệu quả hấp thụ sắt

Như vậy, bài viết đã giải đáp cho bạn đọc một số những thắc mắc xoay quanh việc uống thuốc sắt. Bổ sung thuốc sắt mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, mặc dù vậy, bạn không nên bổ sung sắt một cách bừa bãi. Thừa sắt sẽ khiến cho cơ thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

Xem thêm: Các loại thuốc bổ sung sắt cho người thiếu máu

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm