Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Vacxin viêm màng não mủ tiêm khi nào là tốt nhất?

Ngày 13/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm màng não mủ là chứng bệnh nguy hiểm đe dọa đến cả tính mạng cũng như sự phát triển về sau này của trẻ em. Vì vậy mà nhiều phụ huynh chọn cách tiêm vacxin để phòng ngừa bệnh cho con. Vậy vacxin viêm màng não mủ tiêm khi nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Hiện nay, khoa học, y tế phát triển đã điều chế ra được nhiều loại vacxin ngừa được đa số các chủng vi khuẩn gây viêm màng não mủ ở trẻ em, trong đó có cả vi khuẩn mô cầu, phế khuẩn và vi khuẩn Hib.

Có mấy loại vacxin viêm màng não mủ?

Riêng với vacxin viêm màng não mủ mô cầu đã có đến 3 loại. Đây cũng là loại vacxin được dùng nhiều nhất để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Viêm màng não mủ mô cầu do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây nên nhưng có đến tận 13 loại biến chủng khác nhau.

Tại Việt Nam hiện nay, chủng mô cầu được ghi nhận có tần suất mắc phải cao nhất chính là chủng A, B, C, W và cuối cùng là Y. Chính vì sự đa dạng chủng bệnh như vậy mà vacxin cho từng chủng cũng phong phú với 3 loại hiện đang lưu hành trên thị trường là AC, ACYW (vacxin Menactra) và cuối cùng là BC (vacxin Mengoc BC) có công dụng cụ thể của mỗi loại là:

  • Vacxin AC: Phòng ngừa bệnh gây nên bởi chủng vi khuẩn A và C.
  • Vacxin viêm màng não mủ ACWY-135: Ngăn ngừa chủng bệnh do 4 loại biến chủng mô cầu là A, C, W và Y.
  • Vacxin phòng ngừa viêm màng não mủ chủng BC: Có công dụng phòng chống sự xâm nhập của chủng vi khuẩn B và C, ngừa bệnh do 2 loại vi khuẩn này gây nên.

Vacxin viêm màng não mủ tiêm khi nào là tốt nhất 1

Tiêm ngừa viêm màng não mủ là vô cùng cần thiết

Những ai nên tiêm ngừa viêm màng não mủ?

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế thì bất cứ đối tượng nào, bất kể độ tuổi, giới tính đều nên tiêm ngừa viêm màng não mủ để bảo vệ sức khỏe của bản thân, đặc biệt là trường  hợp:

  • Trẻ nhỏ từ 11 đến dưới 18 tuổi:Đây chính là độ tuổi thích hợp để tiêm vacxin viêm màng não mủ, lý tưởng nhất là từ 11 đến 12 tuổi. Đối với trường hợp trẻ em nhỏ hơn cũng nên tiêm phòng sớm theo khuyến nghị của bác sĩ để ngừa bệnh tốt hơn, tránh được nhiều rủi ro không mong muốn, nhất là những trẻ đã có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
  • Trường hợp đã có một số tiếp xúc với người đang bị bệnh thì bất kể là ai cũng nên tiêm phòng ngay, càng sớm càng tốt.
  • Nếu sinh sống trong vùng có ổ dịch viêm màng não mủ hoặc cần đi đến vùng có dịch này thì nhất định cần tiêm vacxin để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh lây nhiễm và vô tình lan truyền dịch bệnh.
  • Người có hệ miễn dịch hoạt động không tốt, rối loạn hệ miễn dịch, chức năng phòng bệnh tự nhiên của cơ thể thấp, người không có lá lách hoặc đã từng tổn thương lá lách do tai nạn, bẩm sinh,…

Không nên tiêm vacxin viêm màng não mủ cho những ai?

Người có một hoặc nhiều vấn đề nêu sau đây thì không nên tiêm phòng bệnh viêm màng não mủ mô cầu vì có thể dẫn đến nguy hiểm. Một số đối tượng không nên tiêm gồm:

  • Đã có tiền sử phản ứng mạnh, dị ứng, không tiếp nhận vacxin viêm màng não mủ trong quá khứ, ở những lần tiêm trước.
  • Có tiền sử dị ứng với các thành phần của vacxin.
  • Đang nhiễm một số căn bệnh nặng và đang trong quá trình điều trị.
  • Người mắc hội chứng viêm da dây thần kinh cấp tính.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú cũng không nên tiêm vacxin phòng bệnh viêm màng não mủ mô cầu.

Vacxin viêm màng não mủ tiêm khi nào là tốt nhất 2

Phụ nữ mang thai không nên tiêm ngừa viêm màng não mủ

Vacxin viêm màng não mủ tiêm khi nào?

Câu hỏi “vacxin viêm màng não mủ  tiêm khi nào” nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh khi tìm hiểu về phòng ngừa viêm màng não mủ. Mỗi loại vacxin sẽ có một lịch tiêm khác nhau, cụ thể là:

Đối với vacxin ngừa chủng mô cầu AC:

  • Đối tượng tiêm: Trẻ em trên 2 tuổi.
  • Số lượng mũi tiêm khuyến cáo: 2 mũi. Mũi 2 nên cách mũi 1 từ 3 – 5 năm để đảm bảo hiệu quả ngừa bệnh tốt nhất.

Đối với vacxin ngừa bệnh viêm màng não mủ chủng mô cầu ACWY-135:

  • Đối tượng tiêm: Tiêm cho trẻ em tốt nhất là trong khoảng từ 9 tháng tuổi đến 2 tuổi. Người lớn dưới 55 tuổi cũng có thể tiêm loại vacxin này để phòng bệnh.
  • Số lượng mũi tiêm được khuyến cáo: Trường hợp trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi là 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu khoảng 3 tháng và người trưởng thành thì chỉ cần tiêm duy nhất 1 mũi.

Đối với vacxin ngừa chủng mô cầu BC:

  • Đối tượng tiêm ngừa: Trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi và người trưởng thành dưới 45 tuổi.
  • Số lượng mũi tiêm nên tiêm: 2 mũi tổng cộng, mỗi mũi cách nhau trong khoảng từ 6 – 8 tháng.

Vacxin viêm màng não mủ tiêm khi nào là tốt nhất 3

Trẻ em trên 6 tháng tuổi có thể tiêm ngừa chủng BC

Ngoài ra, để biết được lịch tiêm cụ thể hơn nữa, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện nơi bé tiêm ngừa để nghe tư vấn của bác sĩ hoặc theo dõi lịch tiêm ngừa viêm màng não mủ trên các cổng thông tin điện tử của bệnh viện.

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi tiêm ngừa viêm màng não mủ

Sau khi tiêm phòng viêm màng não mủ mô cầu xong thì có một số các tác dụng phụ từ mức độ nhẹ đến nặng mà bạn có thể gặp như là:

  • Mức độ nhẹ: Chỗ tiêm hơi sưng đau nhẹ, phần da chỗ tiêm hơi ửng đỏ. Thông thường thì những dấu hiệu tác dụng phụ này sẽ biến mất sau từ 1 – 2 ngày sau tiêm nên bạn không cần quá lo lắng. Điều nên chú ý là tránh tác động mạnh vào vùng da chỗ tiêm, không nên dùng các cách chườm, dán giảm đau vì lúc này đang rất nhạy cảm.
  • Mức độ nặng: Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu trở nặng như sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau đầu chóng mặt, phát ban, khản tiếng,… thì chứng tỏ tác dụng phụ đã diễn biến nặng. Bạn nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất để phòng trường hợp xấu có thể xảy ra nhé.

Việc chú ý quan sát phản ứng của cơ thể sau tiêm ngừa viêm màng não mủ là điều vô cùng quan trọng. Ngay khi nhận thấy bất thường ở cơ thể mình hoặc ở bé thì cần đến bệnh viện để sơ cứu ngay.

Để phòng chống các căn bệnh nguy hiểm thì tiêm vacxin chính là biện pháp tốt nhất, được chuyên gia đánh giá hiệu quả cao nhất hiện nay. Các bậc phụ huynh cũng nên chú ý tìm nơi tiêm ngừa viêm màng não mủ mô cầu đảm bảo an toàn, chất lượng để quá trình diễn ra thuận lợi, suôn sẻ nhất nhé, hạn chế những rủi ro không đáng có. 

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm