Veneers là gì? Phương pháp dán veneers có ưu nhược điểm gì?
Ngày 24/03/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Một trong những cách để thay áo mới cho răng phổ biến hiện nay là dán sứ veneers. Phương pháp này có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn với một nụ cười tỏa sáng mà vẫn đảm bảo được chức năng nhai của răng và hạn chế được tình trạng xâm lấn đến mô răng thật. Vậy veneers là gì? Veneers có tuổi thọ bao lâu?
Nụ cười tươi với hàm răng trắng sáng bao giờ cũng mang đến bạn một cảm giác tự tin hơn. Vì thế mà nhu cầu thẩm mỹ về răng ngày càng được khách hàng quan tâm, trong đó có dán veneers. Vậy veneers là gì? Veneers có thể khắc phục vấn đề răng miệng nào?
Veneers là gì?
Khi thăm khám tại nha khoa thẩm mỹ, nha sĩ thường đề cập đến veneers. Vậy veneers là gì? Veneers răng được biết đến là một lớp mỏng được thiết kế theo yêu cầu và có màu trùng với màu của răng. Việc này giúp bao phủ bề mặt trước của răng, nhằm cải thiện được vẻ bề ngoài cho răng. Lớp vỏ veneers này có thể giúp răng thay đổi được hình dạng, màu sắc, kích thước hoặc thậm chí là chiều dài của răng. Phương pháp dán veneers này đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thẩm mỹ nha khoa.
Veneers dùng trong thẩm mỹ nha khoa có thể được làm từ vật liệu composite nhựa hoặc từ sứ. Tuy nhiên, veneers sứ sẽ có khả năng chống vết bẩn tốt hơn so với veneers nhựa thông thường. Ngoài ra, veneers sứ cũng có thể bắt chước được đặc tính phản xạ lại ánh sáng giống với răng tự nhiên. Trước khi quyết định sử dụng veneers, khách hàng nên trao đổi với nha sĩ về loại vật liệu này để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Veneers có thể khắc phục vấn đề răng miệng nào?
Sau khi hiểu được định nghĩa veneers là gì, khách hàng có thể sẽ thắc mắc loại veneers này cải thiện được tình trạng nào của răng miệng. Theo các nha sĩ, veneers thường được sử dụng cho tình trạng răng như sau:
Răng có nhiều florua;
Vết trám nhựa lớn;
Răng bị mòn cạnh;
Điều trị tủy răng;
Răng mẻ hoặc gãy;
Răng mọc lệch lạc hoặc không đồng đều, răng có hình dạng bất thường;
Răng có khoảng trống ở giữa (dùng veneers để đóng khoảng trống giữa hai răng);
Vàng răng do khách hàng sử dụng kháng sinh tetracycline hoặc những loại thuốc khác có tác dụng phụ làm vàng răng.
Tuy nhiên, người bị nha chu, răng mòn hết men răng, răng có lỗ sâu lớn, răng mọc lệch hoặc sai khớp cắn không nên thực hiện phương pháp thẩm mỹ này.
Veneers có tuổi thọ bao lâu?
Phương pháp thẩm mỹ dán veneers thường có tuổi thọ từ 7 đến 15 năm. Các ván mỏng veneers sẽ cần được thay thế sau khoảng thời gian này. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của việc dán veneers như:
Tình trạng sức khỏe của răng trước khi dán veneers;
Vật liệu của veneers (sứ có tuổi thọ dài hơn so với composite);
Thói quen nghiến răng gây áp lực lớn lên miếng veneers và có thể làm chúng sứt hoặc mẻ;
Thức ăn cứng như nước đá, các loại hạt hoặc kẹo cứng cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng dán veneers;
Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng, khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng cũng như góp phần tăng tuổi thọ của veneers.
Phương pháp dán veneers có ưu nhược điểm gì?
Cùng điểm qua một vài ưu điểm của veneers khiến khách hàng tin tưởng sử dụng như sau:
Tính thẩm mỹ cao: Phương pháp dán veneers giúp thay đổi màu sắc, kích thước, hình dáng của răng, làm răng đẹp và đều hơn. Bên cạnh đó, màu của veneer khá giống với răng thật nên có thể giúp bạn tự tin hơn mỗi khi cười.
Ít tác động lên răng thật: Khi thực hiện dán sứ veneer, nha sĩ chỉ cần mài một phần nhỏ mô răng, vì thế sẽ không gây tổn hại đến răng thật. Phương pháp dán veneers này cũng hiếm khi xảy ra biến chứng chết tủy hoặc phải chữa tủy.
Đảm bảo được chức năng nhai: Răng chỉ được mài một ít ở mặt ngoài khi dán sứ veneer, vì thế sẽ không ảnh hưởng lớn đến cấu trúc giải phẫu mô răng. Do đó, chức năng nhai của răng không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, phương pháp thẩm mỹ này có thể hạn chế tối đa được tình trạng ê buốt răng vì nha sĩ sẽ xâm lấn đến tủy răng cũng như không loại bỏ nhiều mô răng.
Độ bền cao: Dán veneer có độ bền cao, thường từ 7 đến 15 năm nếu thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao, phòng nha có thiết bị hiện đại và bạn chăm sóc răng đúng cách.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, dán veneers còn tồn tại những nhược điểm mà khách hàng cần biết trước khi quyết định lựa chọn phương pháp thẩm mỹ này:
Veneers thường sẽ không thể sửa chữa nếu xảy ra tình trạng vỡ hoặc nứt.
Veneers có giá thành cao hơn so với liên kết dạng nhựa composite.
Màu của veneers có thể sẽ không trùng hoàn toàn với màu của những răng khác.
Màu của veneers không thể thay đổi khi chúng đã được dán lên răng.
Khi dán veneers, men răng đã bị loại bỏ, vì thế có thể nhạy cảm hơn với thức uống hay đồ ăn nóng, lạnh.
Phương pháp dán veneers không phù hợp đối với những người có tình trạng răng không khỏe như bị sâu răng, bệnh nướu răng hoặc những đối tượng không có đủ men răng trên bề mặt.
Phương pháp này cũng không phù hợp với những đối tượng có thói quen nghiến răng, vì hành động này có thể làm veneers bị vỡ hoặc nứt.
Bài viết trên đã thông tin đến bạn về định nghĩa “veneers là gì?” cũng như các vấn đề về răng miệng có thể được khắc phục thông qua phương pháp thẩm mỹ dán veneers. Qua đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp này khi muốn can thiệp thẩm mỹ để có một nụ cười tự tin hơn. Tốt hơn hết, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng và nha sĩ có tay nghề cao để được tư vấn và thực hiện phương pháp thẩm mỹ đạt hiệu quả tốt.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.