Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Vì sao răng chuyển màu xanh? Cách để phòng ngừa tình trạng này

Ngày 21/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Một hàm răng trắng sáng luôn là điều mà rất nhiều người mơ ước, bởi đơn giản, hàm răng trắng, đều màu sẽ mang lại một nụ cười rạng rỡ và cả sự tự tin. Thế nhưng, vì rất nhiều lý do khác nhau mà răng rất dễ bị chuyển màu. Trong số đó, răng chuyển màu xanh là tình trạng xảy ra khá hiếm.

Vậy, răng chuyển màu xanh là như thế nào? Vì sao răng chuyển màu xanh? Phải làm thế nào để ngăn không cho răng bị chuyển màu? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.

Răng chuyển màu xanh là gì?

Bất kỳ ai cũng có thể bị đổi màu răng, đa phần nguyên nhân chính gây ra tình trạng răng đổi màu, có vết ố vàng đó chính là do các vấn đề về sức khỏe hoặc lối sống sinh hoạt, vệ sinh không đảm bảo gây ra. Có tất cả 2 loại vết ố trên răng, cụ thể:

  • Vết ố ngoài: Đây là những vết ố bên ngoài bám trên bề mặt răng, chúng chính là kết quả của việc bạn đã ăn uống nhiều nhưng không vệ sinh đúng cách, triệt để. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng răng ố vàng bên ngoài này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thói quen vệ sinh răng miệng của bạn.
  • Vết ố trong: Vết ố trong sẽ bắt nguồn từ bên trong răng. Thông thường, các loại vết ố bên trong này có màu xanh hoặc xám. Dù bạn có vệ sinh răng miệng cẩn thận đến đâu hay đi lấy cao răng định kỳ thì cũng không thể nào loại bỏ được các vết ố bên trong này.

Răng chuyển màu xanh chính là một loại vết ố bên trong nhưng khá hiếm gặp, loại vết ố này sẽ gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Theo nghiên cứu, nhiều trẻ sơ sinh bị mắc bệnh vàng da có thể sẽ xuất hiện sắc tố xanh trên răng sữa. Như đã đề cập qua ở trên, loại vết ố có khả năng phát triển trước khi mọc răng này rất hiếm, chỉ khoảng 50 trường hợp được ghi nhận mỗi năm. Và sau này, khi những chiếc răng sữa lung lay và rụng đi, chúng sẽ được thay thế bởi những chiếc răng vĩnh viễn không có vết ố màu xanh.

Ở người lớn, răng bị chuyển màu xanh do tích tụ nhiều vi khuẩn, vết ố và cả nấm gây ra. Đây là những nguyên nhân bắt nguồn từ bên ngoài và do thói quen chăm sóc răng miệng không tốt. Thực hiện các phương pháp làm sạch răng chuyên nghiệp và cải thiện thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày có thể giúp cải thiện tình trạng răng xanh.

Vì sao răng chuyển màu xanh? Cách để phòng ngừa tình trạng răng chuyển màu1
Răng bị chuyển màu xanh, xám,... là tình trạng xảy ra khi chăm sóc răng miệng không tốt

Nguyên nhân răng chuyển màu xanh

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến cho răng chuyển màu xanh, vàng hoặc xuất hiện các vết ố. Cụ thể:

Răng đổi màu đơn lẻ

  • Răng chết tủy: Tủy răng bị tổn thương, gây ra tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm tủy răng nặng nhưng không được xử lý kịp thời sẽ làm chết tủy. Răng bị chết tủy lâu ngày có thể khiến cho máu từ viêm tủy răng ngấm vào ống ngà gây đổi màu răng.
  • Chảy máu trong buồng tủy: Nguyên nhân chính thường là do gặp phải các chấn thương, sang chấn. Ban đầu, răng có thể có màu hồng nhạt do máu ngấm vào ống ngà răng, không được điều trị kịp thời sẽ khiến răng chuyển sang màu tím do tủy răng chết.
  • Thuốc, chất hàn tủy: Sau thời gian người bệnh điều trị bằng thuốc hàn tủy hoặc chất hàn tủy sẽ khiến cho răng bị ngấm các chất này qua lớp ngà răng, làm đổi màu răng.

Răng đổi màu toàn bộ

Nguyên nhân bên ngoài:

  • Do hút nhiều thuốc lá khiến cho răng bị ố vàng.
  • Uống nhiều trà, cà phê, ăn socola, sử dụng các loại thực phẩm có phẩm màu trong thời gian dài.
  • Vệ sinh răng miệng không được tốt, lười vệ sinh răng miệng khiến cho răng ngả màu và mất đi độ sáng bóng.

Nguyên nhân bên trong:

  • Sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
  • Bị nhiễm fluor, nặng hơn có thể gây khiếm khuyết cấu trúc men răng.
  • Dùng các thuốc đặc trị như hóa trị liệu.
  • Các bệnh lý ở răng như sâu răng, viêm chân răng,...

Có rất nhiều nguyên nhân bên ngoài và bên trong cơ thể có thể khiến cho răng bị chuyển màu. Khi thấy răng có dấu hiệu bị chuyển màu nghiêm trọng như xanh, tím, xám đậm,... người bệnh hãy đi thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Vì sao răng chuyển màu xanh? Cách để phòng ngừa tình trạng răng chuyển màu2
Hút nhiều thuốc lá, uống nhiều cà phê có thể khiến cho răng đổi màu

Cách phòng ngừa răng chuyển màu

Để phòng ngừa tình trạng răng đổi màu, bạn đọc hãy áp dụng một số biện pháp sau:

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng kết hợp các loại chỉ nha khoa, tăm nước, bàn chải điện và lượng kem đánh răng phù hợp để làm sạch răng miệng một cách tối ưu. Không đánh răng quá mạnh hoặc lấy nhiều lượng kem đánh răng trong một lần đánh.
  • Ăn uống khoa học: Có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất. Tránh ăn các loại đồ ăn có chứa nhiều đường, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn,...
  • Có lối sống lành mạnh: Không hút thuốc lá, hạn chế ăn uống các loại đồ uống, thức ăn có chứa chất kích thích, caffeine và phẩm màu.
  • Điều trị bệnh: Điều trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng từ sớm, tránh gây các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, màu sắc răng.

Phương pháp để ngăn ngừa răng đổi màu rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, khi răng đã bị đổi màu, bạn đọc sẽ cần thực hiện các phương pháp làm trắng răng chuyên nghiệp hơn để cải thiện màu sắc răng. Điều quan trọng là bạn đọc cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện các phương pháp này.

Vì sao răng chuyển màu xanh? Cách để phòng ngừa tình trạng răng chuyển màu3
Chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa răng bị chuyển màu

Nhìn chung, răng đổi màu là vấn đề xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn đọc hãy lưu ý, đôi khi, răng bị đổi màu cũng là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe, rất có thể sức khỏe của chúng ta đã gặp vấn đề. Lúc này, bạn đọc sẽ cần đến các cơ sở y tế, nha khoa để được thăm khám và điều trị khi cần thiết. Hãy luôn chủ động bảo vệ răng miệng, chăm sóc và vệ sinh răng miệng một cách khoa học và đầy đủ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm