Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mẹ bầu nào cũng rất mong chờ những buổi siêu âm để có thể thấy sự phát triển của thai nhi trong khoảng thời gian vừa qua. Tuy nhiên, nhiều bé khi siêu âm lại lấy tay che mặt khiến nhiều mẹ lo lắng về tình trạng của thai nhi. Vậy vì sao thai nhi hay lấy tay che mặt? Mời các mẹ giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Hiện tượng thai nhi quay mặt vào trong hay lấy tay che mặt là tình trạng thường xuyên xảy ra khi các mẹ bầu đi siêu âm thai. Vậy vì sao thai nhi hay lấy tay che mặt? Làm thế nào để khắc phục tình trạng thai nhi lấy tay che mặt? Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều phụ nữ đang mang thai quan tâm. Hãy cùng tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này qua bài viết sau đây.
Bên cạnh câu hỏi vì sao thai nhi hay lấy tay che mặt thì vì sao bé hay quay mặt vào trong khi siêu âm cũng là thắc mắc được nhiều mẹ bầu đặt ra. Siêu âm thai có thể sẽ không thấy được mặt em bé bởi em bé quay mặt vào trong. Điều này chủ yếu liên quan tới vị trí nằm của bé.
Thông thường, các bác sĩ siêu âm sẽ rất khó khăn trong việc khảo sát vùng mặt, mũi, môi của bé nếu như bé nằm sấp hay cuộn tròn. Lúc này, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu đi lại trong một khoảng thời gian ngắn hay trò chuyện với bé để em bé thay đổi tư thế, có thể tự xoay trở lại tư thế thuận tiện để các bác sĩ siêu âm quan sát bé dễ dàng, rõ ràng hơn.
Với mục đích khảo sát hình thái của thai nhi, các phương pháp siêu âm đa chiều ngày càng phát triển và cho phép quan sát rõ hơn hình thái của bé cũng như một số bất thường ở bé.
Để đạt được kết quả siêu âm tốt nhất, thai nhi cần có đủ nước ối bao quanh khuôn mặt và quan trọng em bé phải quay mặt ra ngoài và không dùng tay chân che mặt. Thông thường, ở tư thế thuận lợi, các bác sĩ có thể cho các mẹ thấy được khuôn mặt, chân tay, lưng, mông, vai của em bé. Trong một số trường hợp mà siêu âm không quan sát được mặt bé, các bác sĩ có thể yêu cầu các mẹ áp dụng các cách nêu trên.
Thế nhưng, nếu em bé vẫn không chịu quay mặt ra thì sao? Điều này khiến cho nhiều mẹ bầu rất lo lắng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, các mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi:
Ngoài việc em bé thường xuyên quay mặt vào trong, câu hỏi vì sao thai nhi hay lấy tay che mặt cũng được nhiều mẹ bầu đặt ra. Thông thường, các bé sẽ hình thành và phát triển đầy đủ các cơ quan bộ phận trên cơ thể vào tháng thứ 5 của thai kỳ. Vào thời điểm này, thai nhi bắt đầu vận động trong bụng mẹ và đã có ý thức. Chính vì vậy, từ thời gian này, mẹ bầu có thể thường xuyên cảm nhận được thai máy của bé như xoay đầu, nhào lộn, đạp bụng…
Đặc biệt, khi siêu âm thai vào thời điểm thai nhi đã hoàn thiện tay chân, bé có thể dùng tay che mặt. Vì vậy, nhiều mẹ bầu thắc mắc vì sao thai nhi hay lấy tay che mặt? Điều này có nguy hiểm hay không? Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng bởi đây chỉ là một phản ứng bình thường của trẻ trước tác động của môi trường bên ngoài.
Trong thời điểm siêu âm, nếu như mắt của bé đã hình thành nhưng chưa hoàn thiện, bé có thể cảm thấy khó chịu khi bị tác động bởi ánh sáng quá mạnh. Chính vì vậy, khi ánh sáng siêu âm chiếu tới, bé có thể nheo mắt và dùng tay che mặt lại theo phản xạ tự nhiên. Điều này hết sức bình thường nên các mẹ bầu không nên quá căng thẳng và lo lắng nhé!
Bên cạnh câu hỏi vì sao thai nhi hay lấy tay che mặt thì giải pháp để khắc phục tình trạng này cũng là một vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Trong những trường hợp này, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để thai nhi quay mặt ra và không còn che mặt trong lúc siêu âm:
Đây là một trong những cách đơn giản nhất giúp bé bỏ tay không che mặt và quay mặt ra trong lúc siêu âm.
Các mẹ có thể đi lại vòng quanh quanh tại phòng khám, tập thể dục nhẹ nhàng, điều này có thể giúp bé cảm nhận được sự chuyển động và quay lại tư thế thuận lợi giúp các mẹ và bác sĩ thấy được mặt bé đầy đủ khi siêu âm.
Thai nhi nhạy cảm với đường huyết nạp vào cơ thể. Chính vì vậy, trước khi siêu âm khoảng 30 phút, các mẹ có thể ăn uống nhẹ nhàng như ăn hoa quả, uống nước trái cây, sinh tố… Lúc này, thai nhi có thể dễ dàng thay đổi tư thế thuận lợi và các mẹ có thể ngắm bé toàn diện qua hình ảnh siêu âm.
Chiếu đèn cũng là phương pháp được nhiều bác sĩ áp dụng khi các bé “trốn” siêu âm. Bắt đầu từ tuần thai 22 - 26 tuần tuổi, các bé trong bụng đã có thể phân biệt được ánh sáng và bóng tối. Vì vậy, khi chiếu đèn đột ngột có thể gây khó chịu và khiến các bé thay đổi tư thế.
Theo kinh nghiệm của nhiều bác sĩ chuyên khoa, việc cha mẹ trò chuyện với bé có thể kích thích bé vận động, thai giáo cũng như giúp bé thông minh hơn sau khi chào đời. Chính vì vậy, mỗi lần siêu âm bé không hợp tác dùng tay che mặt hay quay mặt vào trong, cha mẹ có thể trò chuyện với bé để bé cảm nhận được giọng nói của cha mẹ mà quay mặt ra ngoài.
Thính lực của thai nhi đã bắt đầu phát triển vào tuần 23 của thai kỳ, bé có thể nghe và cảm nhận âm thanh từ bên ngoài. Khi các bé lấy tay che mặt hoặc quay mặt vào trong trong quá trình siêu âm, mẹ có thể cho bé nghe nhạc. Việc nghe nhạc có thể khiến cho bé thích thú, vận động nhiều hơn và quay mặt ra bên ngoài.
Đến đây, chắc hẳn các mẹ đã biết vì sao thai nhi hay lấy tay che mặt cũng như biết các phương pháp xử trí tình trạng này để có thể ngắm trọn vẹn khuôn mặt đáng yêu của bé khi siêu âm.
Bên cạnh việc đi khám thai định kỳ, các mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé bằng việc uống DHA, sắt, canxi, các loại vitamin và khoáng chất để đảm bảo sự phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn trí tuệ của bé.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc vì sao thai nhi hay lấy tay che mặt cũng như nắm được các mẹo khắc phục tình trạng này.
Các mẹ nhớ tuân thủ các mốc khám thai quan trọng để theo dõi sự phát triển của bé trong thai kỳ cũng như kịp thời phát hiện các bất thường nếu có. Chúc mẹ bầu và các bé một thai kỳ khỏe mạnh cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.