Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sự quan tâm đến chế độ dinh dưỡng là điều mà nhiều người mắc bệnh viêm da cơ địa quan tâm. Hiểu rõ viêm da cơ địa nên ăn gì sẽ giúp bạn đọc nhanh chóng khắc phục tình trạng bệnh và ngăn chặn việc tái phát viêm da cơ địa.
Bắt đầu từ việc chăm sóc bản thân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp là một bước quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát viêm da cơ địa. Thực phẩm được xem là chìa khóa cung cấp dưỡng chất cần thiết hỗ trợ cơ thể đối phó với tình trạng này. Vậy, viêm da cơ địa nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu qua các gợi ý thực đơn cho người viêm da cơ địa trong bài viết dưới đây.
Bệnh viêm da cơ địa hay còn được gọi là chàm, là một loại bệnh lý liên quan đến viêm da và tổn thương da. Nguyên nhân chính gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các yếu tố như di truyền, môi trường sống và hoạt động của hệ miễn dịch được xem là có mối liên quan đến sự xuất hiện của bệnh viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa không có khả năng lây lan và không đe dọa tính mạng, nhưng lại gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Biểu hiện đặc trưng của bệnh bao gồm da khô, nổi sần đỏ kèm mụn nước trong giai đoạn cấp tính,...
Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở mọi nhóm tuổi, nhưng thường thấy phổ biến nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ. Bệnh thường liên quan đến yếu tố cơ địa, môi trường và hoạt động của hệ miễn dịch. Người mắc bệnh viêm da cơ địa có thể bị đồng thời hen phế quản, dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng và mày đay. Việc hiểu biết sâu hơn về bệnh này có thể giúp người bệnh quản lý tình trạng sức khỏe của mình một cách hiệu quả hơn.
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa vẫn chưa được xác định chính xác. Bệnh này có thể phát triển do yếu tố di truyền hoặc xuất hiện ở những người mắc hen phế quản hoặc viêm mũi dị ứng. Theo nghiên cứu, khoảng 60% người mắc bệnh viêm da cơ địa cũng có con bị bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh viêm da cơ địa, tỷ lệ con mắc bệnh có thể lên tới 80%.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác có thể gây ra sự khởi phát và làm trầm trọng bệnh, bao gồm tiếp xúc với hóa chất, phấn hoa, khói, bụi bẩn hoặc các loại virus và vi khuẩn.
Biểu hiện chung của bệnh này thường khá đa dạng, bao gồm da khô, da sần, nhạy cảm, hoặc sưng do gãi. Da có thể trở nên dày hơn, xuất hiện nứt nẻ và bị bong tróc. Các vết sưng nhỏ có thể chảy mủ, đặc biệt là ở các vùng da như mặt, đầu gối, cổ tay,...
Người bệnh cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Sau đây là câu trả lời cho viêm da cơ địa nên ăn gì:
Thực phẩm giàu vitamin A không chỉ tốt cho mắt và sức khỏe mà còn rất cần thiết cho làn da. Vitamin A làm tăng kháng thể và các tế bào lympho giúp giảm viêm và bảo vệ làn da. Từ đó hạn chế các tác động từ bên ngoài đến làn da và tránh cho bệnh tái phát. Bệnh nhân nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như rau bina, xoài, cà rốt, đu đủ.
Vitamin B có trong các loại thực phẩm như rau súp lơ, các loại nấm, đậu, các loại hạt, chuối, bơ, cũng rất tốt cho người bệnh viêm da cơ địa. Các loại thực phẩm này có tác dụng tái tạo tế bào da mới, hỗ trợ quá trình phục hồi làn da bị tổn thương một cách nhanh chóng.
Vitamin E đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm. Đồng thời cũng có tác dụng ngăn ngừa lão hóa da và dưỡng ẩm tốt, giúp giảm các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa như da khô bong tróc. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E như giá đỗ, vừng đen, lạc, hạt hướng dương, đậu tương, lúa mạch nên được ăn thường xuyên.
Nước mang lại hiệu quả cao trong việc giữ cho làn da đủ độ ẩm và giảm tình trạng khô bong tróc. Theo đó, uống đủ mỗi ngày từ 1.5 đến 2 lít nước, kèm theo việc bổ sung các loại nước ép hoa quả, là giải pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cho bệnh viêm da cơ địa.
Chế độ này tập trung vào ăn các loại thực phẩm tươi, giàu chất xơ và chất béo lành mạnh.
Thực đơn cho người viêm da cơ địa bao gồm rau xanh, hoa quả, các loại hạt, ngũ cốc, đậu, cá và hải sản. Ngoài ra, nên sử dụng các loại chất béo lành mạnh như quả bơ, dầu oliu và hạnh nhân. Bên cạnh đó, cần hạn chế thực phẩm đã qua chế biến như các món chiên xào, thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu và thực phẩm có chứa bột tinh chế, đường tinh luyện.
Trong một số trường hợp bị dị ứng với gluten, thực phẩm chứa gluten có thể gây ra các phản ứng kích ứng da như ngứa và mẩn đỏ. Do đó, việc loại bỏ yếu tố này khỏi chế độ ăn có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Các thực phẩm chứa gluten cần tránh bao gồm lúa mạch và các sản phẩm từ lúa mạch, lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì, các loại bánh ngọt, kẹo, ngũ cốc tổng hợp, cùng với các loại bánh quy và bánh mặn.
Chế độ này chủ yếu tập trung vào loại bỏ các thực phẩm gây viêm và tăng cường thực phẩm giàu chất xơ.
Do đó, các thực phẩm được ưu tiên bao gồm trái cây và rau xanh, các loại hạt và cây đậu, cùng với các nguồn chất béo lành mạnh như dầu oliu, bơ, dầu hạnh nhân, hạt chia và óc chó. Đồng thời, cần hạn chế tối đa việc tiêu thụ các thực phẩm qua chế biến, các loại thịt đỏ và mỡ, cũng như giảm lượng tinh bột đã qua tinh chế.
Điều trị giúp giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa tái viêm da cơ địa tái phát. Để có kết quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị cũng như lời khuyên của bác sĩ:
Trong việc điều trị viêm da cơ địa, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ quá trình phục hồi và kiểm soát triệu chứng của bệnh. Chính vì thế, việc tìm hiểu viêm da cơ địa nên ăn gì và thực đơn cho người viêm da cơ địa là điều vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết này giúp ích được cho bạn.
Xem thêm: Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...