Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Viêm da liên cầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 30/12/2023
Kích thước chữ

Viêm da liên cầu là bệnh lý có thể xuất hiện ở người lớn và trẻ em, do liên cầu khuẩn gây ra. Bệnh có thể gây ra lở loét, đau đớn, thậm chí là đe dọa đến tính mạng con người.

Viêm da liên cầu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Mời các bạn đọc cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh viêm da liên cầu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm da liên cầu da là gì?

Viêm da liên cầu là bệnh viêm da do nhiễm liên cầu khuẩn (Streptococcus). Vi khuẩn liên cầu được phân vào loại cầu khuẩn gram dương. Thông qua kính hiển vi, loại vi khuẩn này có dạng hình trứng hoặc hình cầu và thường tạo thành một chuỗi đi với nhau. Chúng thường sống ở vùng da có nhiều lông, mồ hôi và chất bã. Vì thế, khi gặp điều kiện thuận lợi như môi trường bẩn, vết thương… vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở và gây bệnh. Đặc trưng của viêm da liên cầu đó là có màu đỏ đậm ở vùng da bị nhiễm khuẩn, chúng có khả năng lây lan rộng nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm da liên cầu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em từ 6 tháng đến 10 tuổi. Loại bệnh này có triệu chứng kéo dài từ 3 tuần đến 6 tháng, vùng da có nguy cơ cao nhiễm bệnh ở trẻ là tay chân, quanh miệng, hậu môn…

Viêm da liên cầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1
Viêm da liên cầu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi

Nguyên nhân dẫn đến viêm da liên cầu

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm da liên cầu là vi khuẩn tấn công vào cơ thể thông qua chấn thương hoặc các vết cắt ở da. Ngoài ra, còn do một số yếu tố khác như:

  • Làn da yếu hoặc đang gặp phải một số tình trạng như viêm da cơ địa, dị ứng hay mụn nhọt
  • Môi trường sống nóng ẩm, mưa nhiều, ô nhiễm không khí, điều kiện sống đông đúc, vệ sinh kém.
  • Không vệ sinh sạch sẽ làn da bằng các loại sản phẩm tính diệt khuẩn đối với từng loại da.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hoặc dùng chung đồ với người bệnh trong khoảng thời gian dài.
  • Đối với trẻ em, với các thói quen như cắn, mút, gặm đồ chơi, ngón tay hoặc tay nghịch bẩn mà không được vệ sinh sạch sẽ thì có nguy cơ cao bị viêm da liên cầu.

Triệu chứng của viêm da liên cầu

Tình trạng viêm da liên cầu được chia thành nhiều dạng bệnh khác nhau, cùng với các dấu hiệu nhận biết của từng loại bệnh. Cụ thể:

Chốc lở (Impetigo)

Đây là một bệnh về nhiễm trùng da, gây ngứa ngáy, đau rát. Loại bệnh này là một dạng của viêm da liên cầu, do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt, vết xước, vết côn trùng cắn hoặc phát ban. Chúng phát triển trên da gây viêm và nhiễm trùng da. Đối tượng trẻ em gặp phải chốc lở nhiều hơn so với người lớn. Bệnh chốc lở có các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện vết loét và mụn nước chủ yếu ở quanh miệng, mũi.
  • Vùng da bị nhiễm khuẩn đỏ, sưng tấy ở vết loét bị vỡ.
  • Với người bị nhiễm khuẩn nhẹ có mụn nước trong suốt, mềm nhũn sau đó vỡ ra, còn vết loét thì đóng vảy nhưng không để lại sẹo.
  • Nghiêm trọng hơn đó là mụn nước trở thành vết loét sâu, hở, để lại sẹo bởi vì vi khuẩn đã ăn sâu ở da.
  • Có thể ở trên da đầu, chân, cánh tay ở trẻ em và người lớn.
Viêm da liên cầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2
Chốc lở thường xuất hiện vết loét và mụn nước ở quanh miệng, mũi

Chốc loét (Ecthyma)

Là một bệnh liên quan đến nhiễm trùng da, xuất hiện các vết loét đóng vảy. Chốc loét cũng được coi là một dạng bệnh của chốc lở sau bởi chúng do cùng một loại vi khuẩn gây bệnh. Chốc loét có độ ăn mòn sâu vào lớp hạ bì của da, với các triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ ở vùng da bị nhiễm khuẩn.
  • Sau đó vết phồng rộp được bao phủ bởi lớp vỏ cứng.
  • Khi mất lớp vỏ cứng đó thì lộ ra vết loét cứng có đường kính từ 0,5 - 3cm, sưng tấy, màu đỏ, rỉ mủ và sẽ để lại sẹo.
  • Vùng thường xảy ra chốc loét đó là bàn chân, mắt cá chân, chân, đùi và mông.

Viêm quầng (Erysipelas)

Đây cũng là một dạng bệnh của viêm da liên khuẩn do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Viêm quầng có các triệu chứng sau:

  • Sốt, người ớn lạnh;
  • Có đường viền nổi lên một cách sắc nét;
  • Có thể hình thành nên mụn nước;
  • Nhiễm trùng lan rộng, đỏ, sưng, gây đau;
  • Vị trí xuất hiện nhiễm trùng: Chân, cánh tay, mặt hoặc trên cơ thể.

Viêm mô tế bào (Cellulitis)

Là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính nằm sâu dưới da gồm mô dưới da và hạ bì do vi khuẩn Streptococcus pyogenes (Streptococcus nhóm A) gây ra. Thông thường viêm mô tế bào ảnh hưởng đến cẳng chân, mặt, cánh tay hoặc các vùng khác. Vùng bị viêm nhiễm đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Sốt, đau đầu, ớn lạnh;
  • Rộp da, bầm tím, sưng tấy, gây đau;
  • Xuất hiện các vệt đỏ từ vị trí ban đầu của viêm mô tế bào.

Loại bệnh này có thể lan đến các hạch bạch huyết gây ra nhiễm trùng huyết, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được chữa trị sớm.

Viêm da liên cầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 3
Viêm mô tế bào thuộc vào nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra

Viêm cân mạc hoại tử (Necrotising fasciitis)

Đây là một loại bệnh nhiễm trùng ở mức độ nghiêm trọng, chúng lây lan một cách nhanh chóng và nguy cơ tử vong cao. Triệu chứng ban đầu của bệnh tương đương với bệnh cúm như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nhức mỏi, tiêu chảy. Khi bệnh viêm cân mạc hoại tử phát triển thì xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Da có màu đỏ hoặc đổi màu;
  • Huyết áp thấp, bị sưng ở các mô bị tác động bởi bệnh;
  • Nhiễm trùng huyết, lưu lượng máu bất ổn;
  • Các mụn nước có máu hoặc màu vàng;
  • Nặng hơn là bị hoại tử - không có khả năng hồi phục và tái tạo lại da.

Cách điều trị viêm viêm da liên cầu

Hiện nay, để phân biệt bệnh nhiễm trùng do liên cầu khuẩn với các vi khuẩn khác như Staphylococcus aureus thông qua các triệu chứng lâm sàng thì hơi khó. Do vậy, việc điều trị các loại vi khuẩn trên thường dùng các loại kháng sinh. Cụ thể như sau:

  • Flucloxacillin: Điều trị Staphylococcus (staph) và strep.
  • Kháng sinh Penicillin: Khi xác định bị nhiễm liên cầu khuẩn, thì Penicillin là loại kháng sinh phù hợp nhất để điều trị viêm da liên cầu. Bởi vì liên cầu khuẩn thuộc nhóm Lancefield rất nhạy cảm với loại kháng sinh này.
  • Kháng sinh Erythromycin hoặc Cephalosporin: Những trường hợp người bệnh bị dị ứng kháng sinh Penicillin thì có thể thay thế bằng hai loại kháng sinh là Erythromycin hoặc Cephalosporin. Các loại này đều chống lại hầu hết các Streptococci hiệu quả.
  • Kháng sinh Clindamycin: Trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng vô cùng nghiêm trọng, thì bác sĩ sẽ dùng kết hợp giữa Penicillin và Clindamycin để tăng hiệu quả điều trị, bởi vì lúc này lượng vi khuẩn trong cơ thể rất lớn, có thể lấn át tác dụng của kháng sinh Penicillin.
Viêm da liên cầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Penicillin là kháng sinh thích hợp nhất để điều trị tình trạng viêm da liên cầu

Tóm lại, viêm da liên cầu là một loại bệnh lý rất nguy hiểm, có thể lây lan rộng. Vì thế, để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh, người bệnh nên đi thăm khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời, nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm da liên cầu.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.