Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm khớp cùng chậu uống thuốc gì?

Ngày 30/09/2023
Kích thước chữ

Viêm khớp cùng chậu là một trong những bệnh xương khớp không còn hiếm gặp, xuất hiện ở cả nam và nữ. Những cơn đau, sự hạn chế khả năng vận động gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy viêm khớp cùng chậu uống thuốc gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết phía dưới nhé!

Khi mắc phải bệnh lý viêm khớp cùng chậu, người bệnh hay người nhà bệnh nhân sẽ không khỏi thắc mắc liệu viêm khớp cùng chậu uống thuốc gì? Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc thì còn những phương pháp điều trị nào khác? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng các chuyên gia lý giải những câu hỏi này và áp dụng các phương pháp điều trị để cải thiện viêm khớp cùng chậu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp cùng chậu

Khớp cùng chậu là khớp nối giữa xương cùng cụt và phần sau của xương chậu. Viêm khớp cùng chậu có thể xảy ra ở một hoặc hai bên. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm khớp cùng chậu như do chấn thương, khi mang thai hoặc do các bệnh lý viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, thoái hoá khớp,... hiếm gặp hơn là do các bệnh lý như gout, lupus ban đỏ,...

viem-khop-cung-chau-uong-thuoc-gi-1.jpg
Có nhiều nguyên nhân gây nên căn bênh viêm khớp cùng chậu

Những dấu hiệu nhận biết của bệnh lý viêm khớp cùng chậu bao gồm:

  • Xuất hiện những cơn đau nhói, đau dữ dội hoặc đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, vùng chậu hông, giữa hai mông hoặc có thể đau lan xuống đùi, cẳng chân. Đôi khi đi kèm với cơn sốt hoặc sốt nhẹ. Những cơn đau có
  • Một số trường hợp nặng hơn là bị đau ở tư thế ngồi hay nằm, dù là cử động rất khẽ cũng gây đau.
  • Xuất hiện tình trạng tê cứng hoặc đau hơn ở chân khi dồn lực vào một bên chân, ngồi lâu, đứng lâu, chạy, leo cầu thang,...
  • Ở một số trường hợp, đặc biệt là ở nữ, bị đau khi quan hệ, vùng kín tiết dịch hay chảy máu bất thường, bị đau ở cổ tử cung, khu vực xung quanh túi cùng của âm đạo mặc dù không có dấu hiệu viêm nhiễm ở cổ tử cung.

Viêm khớp cùng chậu gây ra những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng không nhẹ đến chất lượng cuộc sống, từ đó khiến người bệnh mang tâm lý muốn dùng thuốc để giảm cơn đau nhanh. Đa số người bệnh sẽ đặt ra câu hỏi viêm khớp cùng chậu uống thuốc gì? Nhưng trước khi điều trị bằng thuốc, chúng ta cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh.

Phương pháp chẩn đoán

Để có thể điều trị kịp thời và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, ngay khi có dấu hiệu kể trên của viêm khớp cùng chậu thì cần đến cơ sở khám chữa bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và kiểm tra sớm. Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ khai thác kỹ tiền sử bệnh, vị trí cơn đau, khám chức năng khớp trên lâm sàng,... sau đó mới lựa chọn các phương pháp chẩn đoán phù hợp.

Các phương pháp chẩn đoán viêm khớp cùng chậu hiện nay bao gồm:

  • Khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra khả năng vận động: Tùy theo tính chất, vị trí, hướng lan tỏa của cơn đau, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các nghiệm pháp như Faber, Gaenslen,...
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu: Giúp tìm các dấu hiệu viêm thông qua chỉ số bạch cầu hay vi khuẩn trong máu. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu thường là vi khuẩn cư trú trong đường sinh dục, tiết niệu như Chlamydia trachomatis và N. gonorrhoeae.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X- quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),... nếu bác sĩ nghi ngờ nguồn gốc cơn đau là do chấn thương.
  • Tiêm steroid: Thuốc tê tại chỗ Lidocain cùng với steroid được tiêm trực tiếp vào khớp, làm tê vùng khớp bị kích thích, giúp xác định chính xác nguồn đau.
Viem-khop-cung-chau-uong-thuoc-gi 1.png
Chẩn đoán hình ảnh X-quang khi nghi ngờ viêm khớp cùng chậu do chấn thương

Viêm khớp cùng chậu uống thuốc gì?

Vậy viêm khớp cùng chậu uống thuốc gì? Đây là câu hỏi đa số người bệnh đều thắc mắc. Thông thường, trong điều trị viêm khớp cùng chậu, tuỳ vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định một hay phối hợp nhiều nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn gồm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) và paracetamol (Acetaminophen).
  • Thuốc giãn cơ thường được chỉ định dùng phối hợp với thuốc giảm đau để làm giảm cơn đau hiệu quả.
  • Kháng sinh trong trường hợp viêm khớp cùng chậu nhiễm khuẩn hoặc viêm khớp cùng chậu vô khuẩn nhưng có nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục. Kháng sinh thường dùng từ 7-10 ngày, nếu nặng có thể kéo dài hơn.
  • Thuốc ức chế TNF như etanercept (Enbrel), adalimumab (Humira) và infliximab (Remicade). Các thuốc này giúp giảm viêm khớp cùng chậu có nguyên nhân là viêm cột sống dính khớp bằng cách ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF).

Lưu ý:

  • Đối với thuốc kháng sinh, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú phải thận trọng khi dùng, ưu tiên dùng kháng sinh có chỉ định cho đối tượng này.
  • Việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, đúng liều lượng.
  • Không tự ý mua thuốc về dùng hay ngừng thuốc đột ngột.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc cần báo ngay cho bác sĩ.
Viem-khop-cung-chau-uong-thuoc-gi 2.png
Để điều trị giảm cơn đau thì viêm khớp cùng chậu uống thuốc gì?

Những cách giảm giảm đau hiệu quả khác

Viêm khớp cùng chậu gây ra những cơn đau kéo dài nhiều đợt liên tiếp, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp thêm một số cách sau để giảm đau hiệu quả hơn trong các đợt tái phát cơn đau.

  • Chườm lạnh và nóng: Chườm nóng giúp máu lưu thông, giảm đau còn chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng. Phối hợp chườm nóng lạnh xen kẽ để giảm đau khớp hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi: Tránh làm việc hay vận động mạnh để tránh làm trầm trọng hơn tình trạng viêm khớp cùng chậu. Khi nằm nên nằm nghiêng, kê một chiếc gối trước hoặc sau hông.
  • Bài tập chữa viêm khớp cùng chậu: Nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn các bài tập phù hợp, duy trì sự linh hoạt của khớp. Nên tập thường xuyên, cường độ nhẹ nhàng.
Viem-khop-cung-chau-uong-thuoc-gi 3.png
Phối hợp chườm lạnh và nóng sẽ làm giảm cơn đau hiệu quả

Mong những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “viêm khớp cùng chậu uống thuốc gì?”. Bất kỳ loại thuốc nào chỉ mang đến hiệu quả khi dùng đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp những cách giảm đau tại nhà như trên để đạt hiệu quả điều trị bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin