Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa? Nên và không nên ăn gì?

Ngày 09/09/2023
Kích thước chữ

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Vậy người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và tránh gì? Viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không?

Sữa là thức uống giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính gây tổn thương khớp nghiêm trọng. Vậy khi bị viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa để hỗ trợ điều trị bệnh không?

Viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa?

Viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa? Mặc dù sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp nhiều canxi và vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng tình trạng viêm ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp vì những thực phẩm này chứa chất béo bão hòa, là tác nhân gây viêm.

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khởi phát khi cơ thể phản ứng với một số protein có trong các sản phẩm từ sữa. Một số bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp không dung nạp lactose vì cơ thể có kháng thể chống lại protein có trong sữa. Cơ thể hình thành các kháng thể để chống lại những gì mà hệ miễn dịch nhầm lẫn là chất có hại nhưng những kháng thể này cũng sẽ tấn công các bộ phận khác của cơ thể bên cạnh chống lại các protein có trong sữa.

Bệnh nhân bị viêm thấp khớp dạng thấp nên kiêng các sản phẩm từ sữa. Nếu vẫn muốn giữ sữa trong thực đơn hàng ngày nên lựa chọn các loại sữa ít béo.

Người bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?

Để hạn chế nguy cơ bệnh diễn biến nặng hơn, ngoài việc biết đến bị viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa, thì người bệnh còn nên tránh các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu đạm

Thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, trứng, sữa, hải sản,… sẽ kích thích các khớp bị viêm, gây sưng tấy và đau nhức hơn. Nguyên nhân là do trong thành phần chứa nhiều chất béo bão hòa, thúc đẩy giải phóng PG và cytokine gây viêm.

Viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa? Nên và không nên ăn gì? 1
Viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa? Hạn chế uống sữa để tránh phản ứng viêm 

Thực phẩm giàu tinh bột

Một số loại thực phẩm tinh bột có hàm lượng gluten cao như lúa mạch, lúa mì, bột sắn, bánh mì,… có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm trong cơ thể. Vì vậy, người bị viêm khớp dạng thấp cũng nên tích cực loại bỏ những món ăn này khỏi thực đơn hàng ngày.

Carbs tinh chế và đường

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng carbohydrate tinh chế không tốt cho cơ thể mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch và sản sinh ra chất gây viêm gọi là cytokine. Những chất này sẽ làm trầm trọng thêm cơn đau liên quan đến viêm khớp dạng thấp.

Đường có thể gây tăng cân, tăng áp lực của trọng lượng cơ thể lên hệ cơ xương, lâu dài có thể gây đau sụn khớp và biến dạng khớp.

Thực phẩm chế biến sẵn

Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều chất béo cũng là những loại thực phẩm mà người bị viêm khớp dạng thấp nên tránh. Những thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo bão hoà cao làm tăng cholesterol trong máu, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp và những cơn đau kéo dài, gây ra nhiều biến chứng.

Thực phẩm nhiều muối

Muối có thể gây tích nước, sưng tấy, tăng áp lực lên khớp và gây đau. Tiêu thụ quá nhiều muối trong bữa ăn không chỉ làm tăng huyết áp mà còn tạo môi trường thuận lợi cho các bệnh viêm nhiễm. Vì vậy, người bị viêm khớp dạng thấp nên duy trì chế độ ăn uống nhạt, không quá 10g muối mỗi ngày.

Nước ngọt và chất kích thích

Người bệnh viêm khớp dạng thấp cần tránh nước ngọt, đồ uống có cồn và chất kích thích. Nước ngọt có chứa nhiều aspartame, thường gây ra phản ứng viêm, đặc biệt ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.

Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá chứa nhiều yếu tố có hại làm tăng cholesterol trong máu, làm cơ thể người bệnh suy yếu và làm tăng nguy cơ các cơn đau tái phát. Vì vậy, người bệnh cần kiêng rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.

Viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa? Nên và không nên ăn gì? 2
Bên cạnh hạn chế sữa người bệnh không nên uống nước ngọt, rượu bia

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

Sau khi liệt kê những thực phẩm không nên tiêu thụ cũng như đáp án cho thắc mắc "viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa", thì người viêm khớp dạng thấp nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm sau trong chế độ ăn uống:

  • Omega-3 có nhiều trong cá thu, cá ngừ, cá trích, cá hồi,… Ngoài ra còn có trong hạt chia, quả óc chó, hạt lanh,… Việc sử dụng những thực phẩm giàu omega-3 giúp chữa lành tổn thương khớp rất tốt.
  • Trái cây và rau quả chứa flavonoid và carotenoids, chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ như bông cải xanh, bí, rau bina, khoai lang, đu đủ, cà rốt, cam, táo, cà chua, bắp cải, nho, dâu tây, việt quất,… Những thực phẩm này rất tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Dầu ô liu chứa axit béo không bão hòa MUFA, hợp chất phenolic chống oxy hóa, giúp giảm viêm xương khớp tốt hơn.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, quả óc chó, hạnh nhân, đậu phộng,… Những loại thực phẩm này rất tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp, giúp giảm viêm tốt. Gừng, nghệ, tỏi,… chứa các chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm triệu chứng cho người bệnh.
Viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa? Nên và không nên ăn gì? 3
Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 giúp chữa lành tổn thương khớp 

Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp

Ngoài chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ tối đa quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên có lối sống khoa học và thói quen tập luyện phù hợp.

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Những người thường xuyên phải ngồi lâu bên máy tính nên dành thời gian nghỉ ngơi, vận động nhẹ giữa các giờ. Điều này có thể giúp hệ cơ xương thư giãn và hạn chế tình trạng co cứng cơ, giảm nguy cơ viêm khớp. Những người thường xuyên phải lao động chân tay, công việc nặng nhọc cần giữ gìn sức khỏe tốt, tránh mang vác nặng hoặc làm việc trong tư thế không đúng và tuyệt đối không gắng quá sức, nên thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng, xoa bóp, giãn cơ bàn tay, ngón tay, khớp. Đồng thời, bạn cũng nên ngủ trên giường phẳng, không kê gối quá cao, ngủ đúng giờ, đủ giấc để phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Cảm xúc tích cực còn giúp giảm tác động lên quá trình vận chuyển hormone trong cơ thể, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, hãy luôn vui vẻ, giữ tinh thần ổn định, tránh suy nghĩ quá nhiều hay căng thẳng.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm người trung niên, người có tiền sử các bệnh về xương khớp, người thừa cân béo phì, người có thói quen hút thuốc lá, phụ nữ trên 30 tuổi,… nên khám sức khỏe định kỳ tại để có thể chủ động phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị hiệu quả.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc viêm khớp dạng thấp có nên uống sữa không, nên ăn gì và không nên ăn gì. Tóm lại, để phòng ngừa và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với lối sống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, cũng cần đi khám càng sớm càng tốt khi có các triệu chứng nghi ngờ.

Tham khảo thêm: Nguyên tắc xây dựng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin