Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm não Nhật Bản là một vấn đề y tế đáng quan ngại, do hậu quả và gánh nặng bệnh tật mà nó để lại, cũng như những khó khăn trong việc phòng chống kiểm soát bệnh dịch tại cộng đồng. Vậy viêm não Nhật Bản lây qua đường nào?
Tại Việt Nam, ca bệnh viêm não Nhật Bản đầu tiên được phát hiện vào năm 1952, sau đó xảy ra trên địa bàn rộng. Thời điểm hay gặp của bệnh viêm não Nhật Bản thường là tháng 5 đến tháng 7. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bệnh viêm não Nhật Bản và đi tìm câu giải đáp cho “ Viêm não Nhật Bản lây qua đường nào?”
Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm, cấp tính ở hệ thần kinh trung ương do virus viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh có biểu hiện lâm sàng với hội chứng nhiễm trùng và rối loạn tri giác, dấu thần kinh khu trú, co giật. Bệnh để lại những di chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao.
Viêm não Nhật bản lây qua các đường sau đây:
Lây truyền qua muỗi:
2. Không truyền trực tiếp từ người sang người:
3. Yếu tố môi trường và thói quen sống:
Hầu hết các ca nhiễm virus viêm não Nhật Bản đều có biểu hiện nhẹ với sốt và đau đầu hoặc không có triệu chứng rõ ràng nhưng có khoảng 1 trong 250 ca nhiễm có thể diễn tiến đến những bệnh cảnh lâm sàng nghiêm trọng.
Ở trẻ em, giai đoạn đầu đau dạ dày và nôn có thể là triệu chứng chủ yếu. Bệnh nặng được đặc trưng bởi sốt cao đột ngột, nhức đầu, cứng cổ, mất phương hướng, hôn mê, co giật, liệt cứng và cuối cùng là tử vong. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30% trong số những người có biểu hiện triệu chứng bệnh. Trong số những người sống sót, 20 - 30% có các di chứng vĩnh viễn về trí tuệ, hành vi hoặc thần kinh như liệt, co giật tái phát hoặc không thể nói được.
Bệnh trải qua 4 giai đoạn, tùy từng giai đoạn mà bệnh có những biểu hiện riêng:
Giai đoạn ủ bệnh: Từ 5 - 15 ngày, trung bình là 1 tuần.
Giai đoạn khởi phát: Bệnh khởi phát với rất đột ngột với sốt cao 39 - 40 độ C, nhức đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, cứng cổ, tăng trương lực cơ. Có thể thay đổi tính nết, kích thích, vật vã, ngủ gà, li bì, lú lẫn hoặc mất ý thức.
Giai đoạn toàn phát:
Giai đoạn lui bệnh:
Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu chống virus viêm não Nhật Bản. Điều trị triệu chứng chủ yếu bằng thuốc chống phù não và kiểm soát co giật. Cần phát hiện và điều trị các biến chứng kịp thời.
Bệnh hiện chưa có thuốc chống virus tuy nhiên chúng ta có thể phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vacxin.
Vacxin viêm não Nhật Bản là loại vacxin bất hoạt từ não chuột. Đối tượng tiêm vacxin là những người nhạy cảm với bệnh, nhất là những người đi từ vùng chưa có dịch đến vùng có dịch như Châu Á, trẻ em từ 1 - 5 tuổi trong vùng có dịch lưu hành. Lưu ý không dùng vacxin này cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Tổng liều cần dùng là 3 liều, liều 2 cách liều 1 từ 7 - 14 ngày, liều 3 cách liều 2 là 1 năm.
Bên cạnh đó, mọi người cũng cần thực hiện các biện pháp khác để phòng bệnh như: Phòng chống muỗi đốt bằng cách ngủ màn kể cả ban ngày ở những nơi nhiều muỗi, diệt muỗi bằng cách sử dụng thuốc hoặc hóa chất, ở nơi có chuồng gia súc, khu chăn nuôi thì không nên cho trẻ em đến chơi, nên làm chuồng trại ở xa nhà, khơi thông cống rãnh để hạn chế muỗi sinh sôi và phát triển, phát quang bụi rậm xung quanh. Đặc biệt, cần đưa đến cơ sở y tế khi trẻ dấu hiệu sốt cao đột ngột để được chẩn đoán và điều trị sớm nếu có viêm não Nhật Bản xảy ra.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm não Nhật Bản và giải đáp được câu hỏi viêm não Nhật Bản lây qua đường nào. Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên hy vọng có thể giúp bạn biết cách phòng tránh được bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.