Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm phế quản có lây không? Các giai đoạn nhiễm bệnh cần biết

Ngày 17/05/2022
Kích thước chữ

Bệnh viêm phế quản có lây không? Nếu có thì lây truyền qua đường nào? Có cách để khắc phục hay không? Để giải đáp các thắc mắc này bạn hãy theo dõi bài viết tổng hợp dưới đây nhé.

Thời tiết chuyển mùa là thời điểm thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh viêm phế quản. Nhiều người thắc mắc bệnh viêm phế quản có lây không?

Viêm phế quản phổi có lây không?

Viêm phế quản cấp tính có lây không?

Viêm phế quản cấp tính thường do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, làm cho bệnh hoàn toàn có thể truyền nhiễm. Bệnh thường do cảm cúm hoặc cảm lạnh tiến triển thành. Những loại virus này dễ lây lan từ người sang người, đặc biệt là vào mùa lạnh. 

Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói, các giọt nước bọt chứa virus hoặc vi khuẩn sẽ tồn tại trong không khí. Bạn sẽ bị viêm phế quản nếu tiếp xúc gần người bệnh do hít hoặc dính virus trong không khí.

Ngoài ra, nếu bạn chạm vào đồ vật bị nhiễm virus gây bệnh, chẳng hạn như cửa, bàn, vật dụng trong nhà sau đó tay chạm vào miệng, mắt hoặc mũi có mầm bệnh này bạn sẽ bị nhiễm bệnh.

Viêm phế quản cấp tính do virus có thể lây nhiễm cho những người xung quanh bạn trong ít nhất vài ngày đến một tuần. Nếu bạn đã bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng sinh, thì sự lây lan của sẽ ngừng lại 24 giờ sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc. 

Viêm phế quản có lây không? Các giai đoạn nhiễm bệnh cần biết 1 Viêm phế quản do virus, vi khuẩn dễ lây lan qua nước bọt khi nói chuyện

Viêm phế quản mãn tính có lây không?

Trường hợp viêm phế quản mãn tính thường không có lây lan vì tình trạng bệnh xảy ra không phải do vi khuẩn hay virus lây nhiễm mà do đường thở bị kích thích lâu ngày. Ngoài ra bệnh viêm phế quản cấp được tiến triển từ bệnh hen suyễn cũng không lây nhiễm.

Viêm phế quản cấp lây qua đường nào?

Không phải ngẫu nhiên mà bệnh viêm phế quản lại trở thành một căn bệnh về đường hô hấp phổ biến. Vì virus gây bệnh là virus hợp bào (RSV) rất dễ lây nhiễm nếu không được kiểm soát chặt chẽ nó có thể trở thành một bệnh dịch. Nhìn chung có hai con đường chính lây bệnh là tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua các đồ vật gián tiếp.

Lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc

Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như nói chuyện, bắt tay hoặc sống chung trong cùng môi trường thì nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Virus hợp bào thường lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, bắt tay hoặc hít phải khi nói chuyện với người bệnh.

Lây gián tiếp qua đồ vật của người bệnh

Nếu bạn dùng chung đồ dùng cá nhân như chén dĩa, ly uống nước, khăn lau mặt với người bị viêm phế quản thì khả năng lây nhiễm virus cũng rất cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại virus này có thể tồn tại đến vài giờ trên các vật dụng trong nhà hoặc quần áo. Nếu bạn vô tình chạm qua các đồ vật nhiễm virus và đưa tay lên miệng, mũi hoặc mắt của mình thì bạn có khả năng nhiễm bệnh cao.

Viêm phế quản có lây không? Các giai đoạn nhiễm bệnh cần biết 2 Viêm phế quản có thể lây qua đồ dùng do đó cần vệ sinh nơi ở đồ vật trong nhà của người bệnh

Các giai đoạn của người bị viêm phế quản

Giai đoạn ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh ở người bị bệnh thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây viêm phế quản. Trong thời gian này, người nhiễm bệnh hầu như không có triệu chứng rõ ràng.

Giai đoạn viêm đường hô hấp trên

Các triệu chứng đặc trưng dễ nhận thấy như đau họng, hắt hơi, sổ mũi kèm theo sốt nhẹ, đau nhức người. Trong giai đoạn này bệnh nhân rất dễ lây nhiễm bệnh cho người khác do phát tán nhiều virus gây bệnh trong môi trường.

Giai đoạn viêm phế quản cấp

Một số triệu điển hình ở người mắc bệnh trong giai đoạn này là ho, ho khan, ho có đờm. Đờm của người bị viêm phế quản có thể có màu sắc khác nhau như trắng đục, vàng hoặc xanh, nặng hơn người bệnh có thể ho ra máu.

Giai đoạn hồi phục

Sau khi nhiễm bệnh thì các triệu chứng giảm dần và phục hồi trong khoảng thời gian 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, đối với những người có sức đề kháng yếu thì bệnh có thể kéo dài và các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Lúc này bạn cần đi khám để được bác sĩ chỉ định biện pháp chữa trị phù hợp.

Các phòng ngừa viêm phế quản cấp

Viêm phế quản có khả năng lây nhiễm do đó nếu không phòng ngừa hay kiểm soát bệnh cẩn thận có thể trở thành dịch. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa viêm phế quản

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Hạn chế tiếp xúc gần và bắt tay với người có các triệu chứng ho, hắt hơi,... Ngoài ra, nên đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài, nhất là nơi công cộng và trong mùa thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Nếu trong gia đình có người bị cảm, không nên dùng chung đồ vật trong nhà như chén dĩa, ly uống nước,... Phòng tắm và bàn ăn cũng là nơi vi khuẩn có thể sinh sôi nên cần được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm.

Viêm phế quản có lây không? Các giai đoạn nhiễm bệnh cần biết 3 Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh vi khuẩn xâm nhập qua mũi, miệng

Giữ môi trường sạch sẽ

Bạn nên giữ cho không khí trong nhà sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo độ ẩm để ngăn vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh nhà cửa, giường nằm ngủ thường xuyên. Giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Chế độ sinh hoạt khoa học

Tăng cường bổ sung rau quả tươi, trái cây giàu vitamin C, đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Điều này hỗ trợ rất tốt cho việc phòng ngừa và điều trị hầu hết các loại bệnh.

Trong trường hợp viêm phế quản cấp kiêng ăn gì? Để phế quản và phổi luôn trong tình trạng tốt, bạn cần hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cần kết hợp rèn luyện sức khoẻ phù hợp. Tuy nhiên, tránh vận động quá sức khiến triệu chứng có thể nặng hơn.

Trên đây là những kiến thức về viêm phế quản có lây không? Nguyên nhân gây viêm phổi cũng như các giai đoạn nhiễm bệnh để bệnh nhân có cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu phát hiện những triệu chứng như trên cần cách ly để đảm bảo an toàn cho người xung quanh và đến bệnh viện để điều trị bệnh hợp lý để nhanh chóng hồi phục.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin