Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Virus HIV có lây qua đường muỗi đốt không?

Ngày 19/07/2020
Kích thước chữ

Virus HIV có lây qua đường muỗi đốt không là một trong những vấn đề khiến nhiều người thắc mắc. Để tìm lời giải đáp cho vấn đề này, mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Như chúng ta đã biết, virus HIV có thể lây truyền qua đường máu. Vậy HIV có lây qua đường muỗi đốt không? Và liệu rằng sau khi hút máu của người bị nhiễm HIV thì muỗi có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh khi tiếp tục sử dụng vòi hút để hút máu người bình thường hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

HIV/AIDS là gì?

HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Loại virus này có khả năng gây tổn thương hệ thống miễn dịch khiến cơ thể con người không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến tử vong. 

AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV, thời gian trung bình chuyển từ HIV sang AIDS là khoảng 5 năm, còn tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người. Triệu chứng của AIDS thường được thể hiện bởi các bệnh như nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các căn bệnh liên quan tới rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. 

virus-hiv-co-lay-qua-duong-muoi-dot-khong-1

HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người

HIV thường lây qua những con đường nào?

Trước khi tìm hiểu vấn đề HIV có lây qua đường muỗi đốt không thì cần phải biết những con đường lây nhiễm HIV. Cho đến thời điểm hiện tại, người ta đã tìm thấy virus HIV trong tinh dịch, dịch âm đạo, máu, các sản phẩm của máu, nước mắt, dịch não tủy, nước bọt, sữa mẹ. Mặc dù vậy, chỉ có 3 con đường lây nhiễm virus HIV được xác định:

1. HIV lây qua đường máu

Virus HIV thường xâm nhập vào cơ thể thông qua đường máu. Từ đó, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào lympho T trong máu (phòng tuyến giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây hại) và vô hiệu hóa lympho T.Virus HIV lây truyền qua đường máu do: 

  • Sử dụng chung các dụng cụ xuyên chích qua da khi chưa được vô khuẩn như dùng bơm kim tiêm, kim xâu tai, kim xăm mình và các dụng cụ sắc nhọn khác. Ngoài ra, nguy cơ lây nhiễm HIV còn liên quan với số lần tiêm chích và sử dụng dụng cụ tiêm chích cho nhiều người.
  • Nguy cơ lây nhiễm HIV trong các cơ sở y tế qua các dụng cụ y tế không được vô trùng.
  • Người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người bệnh.
  • Bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay, giẫm phải kim dính máu của người bị nhiễm bệnh, do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (chủ yếu là nhân viên y tế).
  • Truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu mà không được sàng lọc HIV.

2. HIV lây truyền qua hoạt động tình dục không an toàn

Virus HIV dễ lây truyền qua đường tình dục. Người mang virus có thể lây qua cho bạn tình khi quan hệ tình dục. Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ tình dục không bảo vệ ước tính là 0,1 – 1%. Tỷ lệ này có chiều hướng gia tăng theo tần suất quan hệ. Trong khi đó, quan hệ tình dục với người bị HIV có bảo vệ bằng bao cao su sẽ có độ an toàn lên tới 90 – 95% nếu thực hành đúng cách.

virus-hiv-co-lay-qua-duong-muoi-dot-khong-2

HIV lây truyền qua hoạt động tình dục không an toàn

Virus HIV lây truyền qua đường tình dục do:

  • Tình dục đường âm đạo.
  • Tình dục đường hậu môn.
  • Tình dục đường miệng: khả năng lây truyền bệnh thấp hơn. Tuy nhiên, khả năng sẽ tăng cao nếu trong miệng có vết trầy xước hoặc chảy máu răng mà không biết.

3. HIV lây truyền qua đường từ mẹ sang con

Người mẹ bị nhiễm virus HIV sinh con sẽ có khoảng 30% khả năng lây nhiễm. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.

Virus HIV lây truyền qua đường mẹ sang con do:

  • Qua nhau thai khi bé nằm trong bụng mẹ.
  • Qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh.
  • Qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú.

Virus HIV có lây qua đường muỗi đốt không? 

Để trả lời cho thắc mắc HIV có lây qua đường muỗi đốt không thì cần phải cơ chế hút máu của muỗi. Trên thực tế, cái mà chúng ta gọi là kim tiêm của muỗi thật ra chính là một bộ phận vô cùng phức tạp. Bộ phận này được gọi là “vòi” đảm nhiệm vai trò hút máu. Nó được cấu tạo gồm 2 phần là ‘nhánh cứng’ và ‘nhánh mềm’.

Trong đó, nhánh cứng có khả năng đâm xuyên qua lớp da của người hoặc động vật tạo vết thương hở. Còn nhánh mềm của muỗi chia làm 2 vòi: một vòi hút máu vào một chiều, một vòi để tiết nước bọt có chứa chất chống đông vào máu người hoặc động vật.

virus-hiv-co-lay-qua-duong-muoi-dot-khong-3

Virus HIV có lây qua đường muỗi đốt không?

Với cơ chế này, máu của vật chủ ở những lần đốt trước sẽ không thể đi ngược trở ra hòa vào máu vật chủ mà muỗi đang đốt. Theo Giáo sư Joe Conlon – nhà côn trùng học và đồng thời là cố vấn kỹ thuật của Hiệp hội Phòng chống muỗi của Mỹ cho biết: “Đối với một con muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình virus. Virus có thể tồn tại trong khoang cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt để vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị đốt nhiễm HIV là không thể”.

Và nếu bạn còn băn khoăn là HIV có lây qua đường muỗi đốt không và liệu máu dính trên vòi hút của muỗi có ảnh hưởng gì không thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé. Vì chỉ khi lượng virus trong máu người đạt tới ngưỡng nhất định, đó mới gọi là nhiễm HIV.

Trên đây là một số chia sẻ giải đáp cho vấn đề HIV có lây qua đường muỗi đốt không. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Thủy Phan

(Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm