Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Võng mạc non vùng 1 ở trẻ sơ sinh là gì? Những điều cần biết

Ngày 22/09/2024
Kích thước chữ

Trẻ sinh non, với hệ thống thị giác chưa phát triển hoàn thiện, thường gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến võng mạc, trong đó vùng 1 đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vậy võng mạc non vùng 1 ở trẻ sinh non là gì?

Võng mạc non vùng 1 ở trẻ sinh non là gì? Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non có nguy hiểm không? Mời bố mẹ đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh võng mạc ở các bé sinh non – nguyên nhân chính gây mù lòa ở trẻ.

Võng mạc non vùng 1 ở trẻ sơ sinh là gì?

Võng mạc non vùng 1 là gì? Trong y học, thuật ngữ võng mạc non vùng 1, 2 và 3 được sử dụng để phân loại vị trí phân bố của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP). Bệnh lý càng xuất hiện ở vùng cực sau của võng mạc và lan rộng trên võng mạc thì mức độ nghiêm trọng càng cao.

Võng mạc non vùng 1 ở trẻ sơ sinh là gì? Những điều cần biết 1
Võng mạc non vùng 1 ở trẻ là gì?

Bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Từ tuần thứ 16 của thai kỳ, võng mạc của thai nhi bắt đầu hình thành các mạch máu để cung cấp dưỡng chất và oxy cho mắt. Theo thời gian, hệ thống mạch máu này sẽ dần phát triển ra phía trước và phủ kín toàn bộ bề mặt võng mạc. Quá trình này thường hoàn thành vào cuối thai kỳ, khoảng tuần thứ 35.

trẻ sinh non, quá trình phát triển của hệ thống mạch máu này có thể bị cản trở. Nhiều bé sinh non khi ra đời vẫn tiếp tục phát triển mạch máu, nhưng nếu quá trình này diễn ra bất thường, trẻ có thể mắc bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (retinopathy of prematurity - ROP).

Võng mạc non vùng 1 ở trẻ sơ sinh là gì? Những điều cần biết 2
Bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không?

Hiện nay, bệnh võng mạc ở trẻ sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở trẻ. Biến chứng nặng nhất của bệnh có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Do đó, tất cả trẻ sinh non cần được kiểm tra võng mạc vào tuần thứ 4 sau sinh để phát hiện bệnh kịp thời. Bác sĩ nhãn khoa sẽ sử dụng thiết bị đặc biệt và đèn soi đáy mắt gián tiếp để đánh giá và chẩn đoán bệnh.

Các giai đoạn của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non thường diễn tiến qua 5 giai đoạn cơ bản:

  • Giai đoạn 1: Các mạch máu của trẻ phát triển một cách bất thường ở mức độ nhẹ. Thị lực của trẻ sinh non vẫn ở mức bình thường, và bệnh võng mạc có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Giai đoạn 2: Các mạch máu phát triển bất thường ở mức độ trung bình. Mặc dù có sự phát triển bất thường nhiều hơn so với giai đoạn 1, bệnh vẫn có khả năng tự khỏi và trẻ không cần điều trị.
  • Giai đoạn 3: Các mạch máu phát triển bất thường ở mức độ nặng. Một số trẻ bị chứng bệnh plus disease khiến mạch máu ở võng mạc giãn rộng ra và xoắn lại. Tình trạng này cho thấy bệnh võng mạc đang tiến triển nặng và cần can thiệp điều trị kịp thời để phòng ngừa võng mạc bị bong.
  • Giai đoạn 4: Các mạch máu phát triển bất thường ở mức độ nặng, và võng mạc đã bị bong một phần. Trẻ cần được điều trị khẩn cấp để bảo vệ thị lực và ngăn chặn nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
  • Giai đoạn 5: Võng mạc của trẻ bị bong hoàn toàn, xô lệch ra khỏi thành trong nhãn cầu. Trẻ cần được áp dụng biện pháp điều trị chuyên biệt để giảm thiểu tối đa các tổn thương nghiêm trọng tới thị giác. Nguy cơ xảy ra biến chứng mù vĩnh viễn ở giai đoạn này là rất cao.

Cách điều trị bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non

Bệnh võng mạc ở các bé sinh non có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Hai phương pháp phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Điều trị bằng laser quang đông: Phương pháp này sử dụng laser để phá hủy những vùng võng mạc vô mạch ở phía chủ biên, ngăn chặn sự tăng sinh bất thường của mạch máu gây co thắt võng mạc. Nhờ đó, vùng võng mạc trung tâm của trẻ được bảo toàn. Sau điều trị laser, trẻ cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để thị lực dần ổn định trở lại. Trẻ cũng cần tái khám đúng theo lịch hẹn vì có trường hợp ROP chưa thoái triển sau phẫu thuật cần điều trị bổ sung và hỗ trợ điều trị phù hợp. Phương pháp laser không áp dụng cho trẻ bị đục giác mạc, đục thủy tinh thể, xuất huyết dịch kính và có thể tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn gây thu hẹp tầm nhìn.
Võng mạc non vùng 1 ở trẻ sơ sinh là gì? Những điều cần biết 3
Laser quang đông được điều trị bệnh võng mạc
  • Tiêm chất chống tăng sinh tân mạch (VEGF) nội nhãn: Phương pháp này ức chế sự sinh trưởng của các tân mạch. Mặc dù hiệu quả, phương pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, dù rất thấp, như viêm mủ nội nhãn, xuất huyết dịch kính, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ dựa trên tình trạng cụ thể của từng trẻ và đánh giá của bác sĩ chuyên khoa.

Việc hiểu rõ về võng mạc non vùng 1 ở trẻ sinh non là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe thị giác cho các bé. Bằng cách nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mù lòa và bảo vệ thị lực cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin