Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Xạ đen là loại cây gì? Bệnh huyết áp thấp có uống được xạ đen không?

Ngày 31/08/2023
Kích thước chữ

Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại đem lại nhiều thay đổi trong thói quen ăn uống và hoạt động hàng ngày, khiến cho tình trạng huyết áp thấp có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Một trong những câu hỏi phổ biến liên quan đến vấn đề này là: Bệnh huyết áp thấp có uống được xạ đen không?

Nhiều người đang quan tâm, tìm hiểu về tác dụng của lá xạ đen khi uống và khả năng của cây xạ đen trong việc chữa trị các bệnh. Điều này không khó hiểu bởi cây xạ đen được coi là một nguồn dược liệu quý. Nếu bạn đang tìm hiểu huyết áp thấp có uống được xạ đen không, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời cho những thắc mắc của mình.

Xạ đen là loại cây gì?

Chúng ta cùng khám phá về loài cây xạ đen trước khi trả lời cho vấn đề: Huyết áp thấp có uống được xạ đen không?. Cây xạ đen được biết đến với tên khoa học là Celastrus hindsii Benth. Nó còn được biết đến với các tên gọi khác như: Bạch vạn hoa, cây bách giải, hay cây dây gối. Đây là một loại cây dây leo có thân gỗ, thường bám vào các cây lớn để leo khi mọc tự nhiên. Khi trồng, cành của cây xạ đen sẻ liên kết với nhau tạo thành các búi để mọc. Thân cây xạ đen có hình dạng tròn, có chiều dài từ 3 đến 10 mét. Trong giai đoạn non, thân cây có màu xám nhạt và không có lông. Tuy nhiên, khi trưởng thành, màu sắc của thân chuyển sang nâu và có lông, sau đó dần chuyển sang màu xanh.

Ở Việt Nam, cây xạ đen thường mọc tự nhiên trong khu vực rừng đồi và núi ở phía Bắc như: Ninh Bình, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, và nhiều nơi khác.

Giải đáp: Bệnh huyết áp thấp có uống được xạ đen không? 1
Xạ đen được coi là một nguồn dược liệu quý

Thành phần hóa học của xạ đen

  • Polyphenol, bao gồm các hợp chất như: Kaempferol 3-rutinoside, rutin, axit lithospermic, axit rosmarinic, axit lithospermic B.
  • Triterpene và Sesquiterpene, chứa các hợp chất như: 1b, 6a, estar agarofuran sesquiterpene, axit glucose syringic, loranthol, emarginatine E, lupenone,...
  • Các nhóm hợp chất khác: Trong đó có axit amin, tanin, flavonoid và nhiều loại khác.

Phân định cây xạ đen thật và giả như thế nào?

Trong thời điểm hiện tại, trên thị trường xuất hiện một loại cây có tên gọi là xạ vàng, bề ngoài có hình dạng khá giống với cây xạ đen, nhưng không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho sức khỏe. Để tránh nhầm lẫn, người tiêu dùng cần phân biệt được những đặc điểm khác biệt sau đây:

Trong trạng thái cây còn tươi:

  • Cây xạ đen: Lá ở giai đoạn non có màu sắc tím, dày, có các răng cưa trên mép lá; khi trưởng thành, lá có màu xanh đậm và thân cây có màu sẫm.
  • Cây xạ vàng: Lá mỏng và không có sắc tím, không có răng cưa; khi lớn lên, lá cây có màu xanh.
Giải đáp: Bệnh huyết áp thấp có uống được xạ đen không? 2
Lá cây xạ đen có màu xanh đậm và thân cây có màu sẫm

Sau khi cây đã được phơi khô:

  • Cây xạ đen: Lá có mùi thơm nhẹ, không dễ vỡ hoặc vụn nát; thân cây có màu đen và mang mùi thơm.
  • Cây xạ vàng: Lá dễ vỡ và vụn nát khi phơi khô, thường bị giòn; thân cây có màu trắng nhạt và không mang bất kỳ mùi gì.

Nhờ những đặc điểm này, bạn có thể phân biệt được cây xạ đen thật và cây xạ vàng giả một cách chính xác.

Tác dụng dược lý của cây xạ đen đối với sức khỏe

Cho đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu và ghi nhận về các tác dụng dược lý chủ yếu của cây xạ đen, bao gồm:

  • Chống lại sự hình thành khối u: Các hợp chất như: Polyphenol, flavonoid và quinone có trong cây xạ đen có khả năng ngăn chặn quá trình hình thành khối u. Chúng cũng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và làm cho chúng dễ bị tiêu diệt, từ đó giảm khả năng di căn của khối u.
  • Chống oxy hóa: Tất cả các hoạt chất trong cây xạ đen đều có khả năng đối phó với gốc tự do, giúp giảm thiểu hại từ tác động của chúng đến tế bào.
  • Ổn định huyết áp: Việc sử dụng cây xạ đen thường xuyên có thể giúp ổn định huyết áp, đặc biệt là đối với những người có huyết áp cao. Đối với những người có huyết áp thấp, việc kết hợp một vài lát gừng vào khi sử dụng xạ đen có thể giúp duy trì ổn định huyết áp.
  • Cải thiện chức năng gan và giải độc: Các hoạt chất trong cây xạ đen có khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề về gan như: Xơ gan, viêm gan, men gan cao và ngăn ngừa các bệnh gan phụ thuộc.
  • Cải thiện giấc ngủ và vị giác: Xạ đen đem lại lợi ích cho những người suy nhược cơ thể, thường xuyên mất ngủ và thiếu máu. Ngoài ra, cây xạ đen còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ trong việc điều trị tình trạng chóng mặt và hoa mắt.
Giải đáp: Bệnh huyết áp thấp có uống được xạ đen không? 3
Cây xạ đen còn giúp cải thiện giấc ngủ

Những tác dụng trên đã thể hiện tiềm năng của cây xạ đen trong việc hỗ trợ sức khỏe con người. Vậy, liệu rằng người bị bệnh huyết áp thấp có uống được xạ đen không?

Người mắc bệnh huyết áp thấp có uống được xạ đen không?

Người mắc bệnh huyết áp thấp có uống được xạ đen không?. Nếu nói một cách đơn giản, bệnh huyết áp thấp xảy ra khi cơ thể không cung cấp đủ lượng máu cần thiết đến các cơ quan. Một số người cho rằng cây xạ đen được sử dụng để điều chỉnh huyết áp cho những người mắc chứng huyết áp cao, tức là nó hoạt động bằng cách làm giảm huyết áp xuống mức ổn định. Vì vậy, có lo ngại rằng việc sử dụng cây xạ đen cho người có huyết áp thấp có thể làm giảm lưu lượng máu và gây hại cho sức khỏe của họ.

Tuy vậy, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng người bị huyết áp thấp vẫn có thể sử dụng cây xạ đen ở liều lượng ổn định để cải thiện tình trạng sức khỏe của họ.

Người mắc bệnh huyết áp thấp cần lưu ý khi sử dụng xạ đen

Để cải thiện tình trạng sức khỏe và hỗ trợ điều trị các bệnh trong cơ thể bằng cây xạ đen cho những người bị huyết áp thấp, bạn cần tập trung vào những điều sau đây:

  • Xạ đen nên được sử dụng theo liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ. Sử dụng quá liều có thể gây hạ áp đột ngột và dẫn đến tình trạng choáng váng.
  • Người có huyết áp thấp khi sử dụng xạ đen làm thuốc cần pha loãng liều dùng xuống 1/2 so với liều dùng cho người bình thường.
  • Khi sắc nước xạ đen, bạn có thể thêm vài lát gừng tươi để ngăn ngừa tình trạng hạ áp và tăng hiệu quả điều trị.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều quan trọng đối với người bị huyết áp thấp khi sử dụng xạ đen.
  • Để duy trì sức khỏe và huyết áp ổn định, việc duy trì lịch sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý là không thể thiếu.
  • Người bị huyết áp thấp cần giữ tinh thần lạc quan và tránh xúc động mạnh.
  • Để tăng cường tuần hoàn máu, người bị huyết áp thấp có thể ưu tiên tắm bằng nước ấm, tuy nhiên không nên tắm quá lâu.
Giải đáp: Bệnh huyết áp thấp có uống được xạ đen không? 4
Người bị huyết áp thấp nên ưu tiên tắm bằng nước ấm

Việc sử dụng thảo dược như xạ đen nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ về việc "người bị huyết áp thấp có uống được xạ đen không?". Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ có ích đối với sức khỏe của bạn.

Xem thêm:

Huyết áp thấp có uống được nấm chaga không?

Huyết áp thấp có uống được lá tía tô không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin