Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Xét nghiệm insulin là gì? Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm nồng độ insulin

Ngày 03/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đánh giá nồng độ hormone insulin trong máu thông qua xét nghiệm insulin là quy trình quan trọng để nhận biết sự cân bằng của insulin trong cơ thể. Nồng độ insulin tăng hoặc giảm sẽ phản ánh một số tình trạng như u tụy nội tiết, hạ đường huyết, kháng insulin hay đái tháo đường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết và rõ ràng hơn về quy trình xét nghiệm này.

Xét nghiệm insulin giúp đánh giá và xác định lượng hormone này trong máu. Insulin đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp cho lượng đường trong máu duy trì ổn định ở mức bình thường. Tình trạng giảm hoặc mất khả năng tiết insulin thường xuất hiện ở bệnh nhân mắc đái tháo đường, trong khi tăng lên hoặc mất kiểm soát thường liên quan đến các trường hợp có khối u gây tăng sản xuất insulin.

Xét nghiệm insulin là gì?

Xét nghiệm insulin là quá trình đo lường nồng độ insulin trong máu, một hormone peptide được sản xuất bởi tế bào beta của tụy đảo Langerhans tiết ra. Insulin đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa chuyển hóa và vận chuyển nhiều chất, trong đó glucose là một trong những chất được biết đến nhiều nhất. Glucose là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, có nguồn gốc từ thực phẩm. Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên thì insulin sẽ được tiết ra.

Insulin không chỉ tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose mà còn có vai trò vận chuyển carbohydrate, axit amin, protein và lipid. Ngoài ra, insulin kích thích quá trình tổng hợp và lưu trữ triglyceride và protein.

Ở bệnh nhân mắc đái tháo đường sẽ có hiện tượng giảm hoặc ngừng tiết insulin hoàn toàn. Trái lại, ở những trường hợp có khối u tiết insulin, nồng độ insulin tăng cao và mất khả năng kiểm soát.

Xét nghiệm insulin 1
Xét nghiệm insulin trong máu sẽ giúp đánh giá và theo dõi tình trạng đường huyết

Mục đích của xét nghiệm nồng độ insulin

Xét nghiệm insulin là một phương pháp phổ biến thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm glucose máu để chẩn đoán và theo dõi nhiều tình trạng sức khỏe, bao gồm:

  • Chẩn đoán u tụy nội tiết (insulinoma): Xét nghiệm nồng độ insulin được sử dụng để chẩn đoán khối u tiết insulin, hay còn được gọi là insulinoma. Nếu bệnh nhân đã điều trị, xét nghiệm này có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị và đánh giá khả năng tái phát ung thư.
  • Đánh giá và theo dõi kháng insulin: Xét nghiệm nồng độ insulin cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng kháng insulin. Nồng độ insulin máu cao trong khi glucose máu ở mức bình thường hoặc hơi cao có thể chỉ ra tuyến tụy đang hoạt động quá mức.
  • Tìm nguyên nhân hạ đường huyết: Xét nghiệm nồng độ insulin được sử dụng để xác định nguyên nhân hạ đường huyết, đặc biệt khi có dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết. Thông thường, xét nghiệm này được thực hiện đồng thời với xét nghiệm đường huyết, proinsulin, kháng thể kháng insulin và C-peptide.
  • Hỗ trợ chẩn đoán và quản lý đái tháo đường tuýp 2: Xét nghiệm nồng độ insulin đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 và xác định thời điểm cần chuyển sang điều trị bằng insulin bổ sung. Có thể được sử dụng cùng với các xét nghiệm khác như glucose, hemoglobin A1C để chẩn đoán và theo dõi bệnh đái tháo đường tuýp 1.
  • Đánh giá thành công của ca ghép tụy: Xét nghiệm nồng độ insulin đôi khi được sử dụng để xác định và theo dõi sự thành công của một ca ghép tụy, thông qua việc đánh giá khả năng sản xuất insulin của mô ghép.
Xét nghiệm insulin 2
Xét nghiệm nồng độ insulin giúp hỗ trợ chẩn đoán và quản lý đái tháo đường tuýp 2

Đối tượng cần làm xét nghiệm nồng độ insulin

Việc xét nghiệm insulin trong máu sẽ giúp đánh giá và theo dõi tình trạng đường huyết, đặc biệt là khi có những triệu chứng nghi ngờ về hạ đường huyết. Các triệu chứng như vã mồ hôi, run, đánh trống ngực, hồi hộp, chóng mặt, mờ mắt, cảm giác đói nặng, co giật và ngất xỉu có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết.

Ngoài ra, xét nghiệm nồng độ insulin cũng được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân đái tháo đường cần theo dõi việc sản xuất insulin;
  • Tình trạng kháng insulin hoặc triệu chứng nghi ngờ kháng insulin;
  • Sau điều trị u tụy nội tiết;
  • Sau cấy ghép tụy.

Đối với những trường hợp trên, xét nghiệm nồng độ insulin chính là công cụ quan trọng giúp bác sĩ đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe và điều trị phù hợp.

Xét nghiệm insulin 3
Insulin chính là công cụ quan trọng giúp bác sĩ đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe

Cách thực hiện xét nghiệm nồng độ insulin

Xét nghiệm nồng độ insulin được thực hiện trên mẫu huyết thanh. Khi đó, nhân viên y tế sẽ sử dụng một kim tiêm nhỏ để lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay bạn. Mẫu máu sẽ được thu thập để phân tích.

Để thực hiện xét nghiệm này, bệnh nhân cần phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy máu. Trong trường hợp bạn đang được điều trị bằng insulin, bác sĩ có thể đề xuất ngừng sử dụng insulin trước khi thực hiện xét nghiệm.

Quá trình xét nghiệm nồng độ insulin tương tự như các xét nghiệm máu khác, được xem là an toàn và nhanh chóng. Rủi ro khi lấy máu là rất thấp, chỉ có cảm giác châm chích nhẹ, có thể chảy một ít máu chảy hoặc bầm tím nhẹ ở vị trí đâm kim. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ biến mất một cách nhanh chóng.

Bài viết trên đây đã chia sẻ về những thông tin về xét nghiệm insulin. Đây là xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe và chẩn đoán các vấn đề liên quan đến cân đối đường huyết. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về xét nghiệm nồng độ insulin trong máu.

Xem thêm: Insulin và glucagon là gì? Tương tác giữa hormone insulin và glucagon

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm