Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu bạn gặp phải hiện tượng xì hơi liên tục và có mùi nặng, thì cần đề phòng vì điều này có thể là dấu hiệu cho những vấn đề không bình thường về sức khỏe. Vậy xì hơi nhiều và nặng mùi là bệnh gì?
Xì hơi, đôi khi có mùi khó chịu, là một hiện tượng phổ biến mà chúng ta gặp hàng ngày. Đây là một quá trình tự nhiên của cơ thể để giải phóng khí từ hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi xì hơi trở nên quá thường xuyên và có mùi nặng có thể gây khó chịu và làm bạn tự cảm thấy ngượng ngùng đồng thời cũng có thể cảnh báo vấn đề bất thường của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về tình trạng xì hơi nhiều và nặng mùi là bệnh gì và có nguy hiểm hay không.
Xì hơi là quá trình cơ thể giải phóng khí ra ngoài. Trong cuộc sống hàng ngày, xì hơi còn được gọi bằng nhiều cụm từ khác nhau như đánh rắm, thả bom. Khi xì hơi, hậu môn mở ra và tạo ra âm thanh. Xì hơi có thể có mùi hoặc không. Đây là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường của cơ thể khỏe mạnh.
Xì hơi có chức năng loại bỏ khí tích tụ trong quá trình nuốt thức ăn, nói chuyện và các khí sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn trong ruột. Trung bình, mỗi người xì hơi khoảng từ 5 đến 15 lần mỗi ngày và tổng khối lượng khí được giải phóng từ cơ thể có thể lên đến khoảng 0,5 lít.
Khí thải trong quá trình xì hơi thường không có mùi. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến xì hơi có thể trở nên nhiều hơn và có mùi hơn. Trong đó, hai nguyên nhân phổ biến là do thực phẩm, thói quen sinh hoạt và do bệnh lý gây ra. Vậy xì hơi nhiều và nặng mùi là bệnh gì?
Một số loại thực phẩm như thịt đỏ, hành, trứng, tỏi, bia rượu chứa lưu huỳnh. Khi chúng được tiêu hóa trong cơ thể, có thể tạo ra các hợp chất lưu huỳnh có mùi giống mùi trứng thối. Do đó, khi tiêu thụ những thực phẩm này, xì hơi có thể có mùi nặng hơn bình thường.
Các loại thực phẩm chứa tinh bột khó tiêu hóa như đậu, bắp cải, súp lơ xanh,... thường trải qua quá trình lên men trong ruột già, khiến cho hơi metan được sản xuất. Hơi metan này có mùi hôi khó chịu và khó ngửi.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể góp phần vào việc xì hơi liên tục và có mùi nặng hơn bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
Các yếu tố này có thể dẫn đến xì hơi nhiều hơn và làm cho mùi cũng trở nên nặng hơn.
Những bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc bao gồm như: Thuốc kháng axit, thuốc điều trị tiêu chảy, thuốc chống viêm, thuốc nhuận tràng, thuốc điều trị ung thư, các loại thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp,... cũng có thể dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục và có mùi khó chịu.
Khi bạn ở trên máy bay, độ cao của bạn có sự chênh lệch đáng kể so với mực nước biển. Điều này là nguyên nhân làm tăng lượng khí trong cơ thể so với bình thường và gây ra cảm giác đầy hơi.
Có nhiều trường hợp xì hơi có mùi hôi do các vấn đề bệnh lý gây ra:
Nếu xì hơi nhiều và nặng mùi là do chế độ ăn hoặc thói quen sinh hoạt không khoa học, có một phương pháp đơn giản để khắc phục. Bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt theo cách thông minh hơn và tình trạng này sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng những thay đổi sau để giảm tình trạng xì hơi nặng mùi:
Vậy để trả lời cho câu hỏi xì hơi nhiều và nặng mùi là bệnh gì? Xì hơi nhiều và nặng mùi có thể chỉ ra sự bất ổn trong hệ tiêu hóa và có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, không phải lúc nào xì hơi nặng mùi cũng gây bệnh. Đôi khi, nó chỉ là một dấu hiệu không đáng lo ngại của chế độ ăn hoặc thói quen sinh hoạt không tốt.
Tuy nhiên nếu xì hơi nhiều và nặng mùi đi kèm với những triệu chứng như đi tiêu ra máu, sốt, đau bụng,… bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bác sĩ sẽ đánh giá triệu chứng của bạn, tiến hành các xét nghiệm cần thiết và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho tình trạng sức khoẻ của bạn.
Xem thêm: Tại sao muốn xì hơi nhưng không được và biện pháp khắc phục
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.