Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xiết ăn răng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Để phòng ngừa, cha mẹ cần chú ý hướng dẫn và theo dõi việc vệ sinh răng miệng của trẻ hàng ngày. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu xiết ăn răng, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được điều trị.
Trẻ em rất dễ bị xiết ăn răng.Tình trạng này khiến răng trẻ bị bào mòn, suy yếu và lung lay, thậm chí có trường mất răng. Hiện nay, nha khoa có nhiều cách điều trị xiết ăn răng ở trẻ hiệu quả, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để giúp trẻ không bị cảm giác đau buốt khó chịu hành hạ, hoạt động ăn uống bị cản trở, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Xiết ăn răng (sâu răng) là tình trạng răng trẻ bị tổn thương, phần men răng, ngà răng bị bào mòn sâu do vi khuẩn gây bệnh tấn công, cuối cùng còn lại gốc cùn sả nướu. Xiết răng thường khiến răng có màu đen dễ nhận biết.
Hầu hết tình trạng xiết ăn răng ở trẻ xuất phát từ thói quen thích ăn đồ ngọt, ăn vặt cũng như trẻ chưa biết cách chăm sóc răng miệng. Những trẻ trong độ tuổi từ 4 - 8 tuổi dễ bị xiết ăn răng nhất do giai đoạn này cấu trúc men răng của chúng thường mềm hơn so với men răng và ngà răng vĩnh viễn. Khi bị xiết ăn răng, hoạt động ăn nhai của trẻ sẽ bị hạn chế, gây tác động xấu đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Có nhiều nguyên nhân gây xiết ăn răng ở trẻ. Đầu tiên đó là sự thờ ơ, lơ là của cha mẹ trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé. Trẻ vẫn còn nhỏ nên chưa ý thức được việc chăm sóc răng miệng đúng cách, dễ dàng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn Streptococcus Mutans tồn tại trong khoang miệng và tấn công gây hại cho răng.
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường rất thích ăn đồ ngọt. Chính thói quen ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt thường xuyên dễ khiến thực phẩm dính vào kẽ răng bị lên men, biến thành acid phá hủy men răng, ngà răng, thậm chí nhiều trường hợp xâm nhập vào buồng tủy răng gây ra tình trạng đau nhức.
Ngoài ra, sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất, điển hình là hai chất canxi và flour khiến răng trở nên mềm và yếu hơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến răng trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công.
Xiết ăn răng rất dễ nhận biết, triệu chứng ở từng giai đoạn sẽ khác nhau. Dưới đây là ba giai đoạn phổ biến của xiết ăn răng:
Ở giai đoạn đầu của xiết ăn răng, bạn quan sát chỉ có những biểu hiện nhỏ bên ngoài mặt răng, còn cấu trúc răng lúc này vẫn chưa bị ảnh hưởng. Chính vì thế trẻ hoàn toàn không có cảm giác đau nhức hay khó chịu, chỉ khi thăm khám trực tiếp tại nha khoa mới có thể phát hiện bệnh lý này.
Giai đoạn xiết ăn răng tiến triển, bề mặt răng lúc này dần dần bị bào mòn. Trẻ sẽ cảm giác đau buốt mỗi khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng.
Đây là mức độ nặng nhất của xiết ăn răng, răng lúc này gần như đã bị bào mòn toàn bộ, chỉ còn lại phần chân răng sát nướu. Ngoài cảm thấy đau buốt răng, trẻ còn có thể bị đau đầu, thậm chí bị sốt nếu vùng chân răng có hiện tượng bị nhiễm trùng.
Xiết ăn răng để lại rất nhiều hậu quả. Dưới đây là một số hậu quả điển hình khi tình trạng xiết ăn răng không được điều trị kịp thời:
Vi khuẩn phát triển mạnh mẽ tại vị trí răng bị xiết, tấn công nướu cùng các răng lân cận gây ra tình trạng viêm nướu, áp xe răng, chảy máu chân răng. Bên cạnh đó, người bị xiết ăn răng còn gặp phải tình trạng miệng có mùi hôi khó chịu, gây mất tự tin.
Trường hợp tình trạng xiết ăn răng tiến triển nặng, chỉ còn lại phần chân răng nằm trong xương hàm, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công khiến người bệnh cảm giác vô cùng đau nhức, khó chịu.
Tình trạng xiết ăn răng vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lâu dài. Trẻ bị xiết ăn răng thường quấy khóc, mệt mỏi, sốt,...
Do đó, khi phát hiện trẻ có triệu chứng, dấu hiệu của xiết ăn răng, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đi khám. Việc điều trị xiết ăn răng kịp thời sẽ giúp răng trẻ phát triển bình thường, khỏe mạnh. Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành chụp phim X-quang răng để xác định tình trạng sâu răng, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Thông thường, đối với xiết ăn răng, biện pháp khắc phục chủ yếu là trám răng và bọc răng sứ. Tuy nhiên, nếu tình trạng xiết ăn răng mức độ nặng, không thể bảo tồn bằng phương pháp thông thường thì sẽ chọn cách nhổ bỏ răng bị xiết để không gây ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn sau này.
Trám răng biện pháp được nhiều nha sĩ áp dụng nhất cho tình trạng xiết ăn răng do tính an toàn và đạt hiệu quả cao. Trám răng có tác dụng ngăn chặn tình trạng sâu răng, đồng thời tạo hình răng như răng thật, giúp tái tạo lại chức năng ăn nhai, phát âm hoàn toàn cho trẻ.
Nha sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng loại bỏ phần mô răng thật bị sâu, sau đó dùng vật liệu nhân tạo composite đã được tạo hình để bổ sung phần mô răng sâu bị loại bỏ trước đó.
Phương pháp bọc răng sứ áp dụng đối với trường hợp xiết ăn răng trong thời gian dài, lúc này các mảng sâu đã bị vỡ lớn, nha sĩ phải nạo sâu hơn để loại bỏ ổ viêm răng sâu.
Bọc răng sứ có ưu điểm là độ bền răng cao, cảm biến thức ăn tương đối tốt, khả năng kháng bám cũng tốt. Sau khi bọc răng sứ, răng trẻ có thể tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
Trong trường hợp trẻ có răng sâu quá nặng, bác sĩ nha khoa nhận định không thể trám răng hay bọc răng sứ được thì sẽ tiến hành nhổ bỏ răng hư này.
Xiết ăn răng ngày càng tiến triển sẽ kéo theo những cơn đau buốt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình ăn nhai cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Chưa kể, trẻ bị xiết ăn răng sẽ cảm thấy mất tự tin, phát âm lệch lạc. Trường hợp mức độ xiết ăn răng nặng làm tiêu xương răng, răng mọc lệch, khấp khểnh còn gây mất thẩm mỹ.
Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng xiết ăn răng? Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa xiết ăn răng hiệu quả:
Tóm lại, xiết ăn răng là tình trạng răng miệng rất phổ biến ở trẻ, xuất phát từ nguyên nhân thói quen ăn uống lẫn vệ sinh răng miệng không đúng cách. Tình trạng này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và tinh thần của trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay khi phát hiện trẻ có triệu chứng bị xiết ăn răng nhé.
Xem thêm: Răng bị trong suốt do đâu? Có tự hồi phục được không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.