Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mặc dù có khá nhiều vấn đề và rủi ro xoay quanh những lỗ xỏ khuyên, nhưng xỏ khuyên hiện vẫn đang là một “xu hướng nghệ thuật” được khá nhiều người trẻ yêu thích. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn thông tin về câu hỏi xỏ khuyên có được ăn tôm không và nhiều vấn đề liên quan.
Nhiều người khi mới lần đầu xỏ khuyên đều có nhiều thắc mắc về những vấn đề xoay xung quanh nó như nên và không nên làm gì, món nào ăn được còn món nào không. Vậy xỏ khuyên có được ăn tôm không? Nên tránh những thực phẩm nào để vết thương mau lành hơn? Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn trong bài viết dưới đây.
Thời gian lành vết thương sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí xỏ khuyên. Một số bộ phận có nhiều khả năng bị nhiễm trùng hoặc gặp nhiều vấn đề hơn. Khuyên xỏ ở dái tai thường lành sau khoảng 6 - 8 tuần. Khuyên xỏ ở phần sụn có thể mất từ 4 tháng đến 1 năm. Nhưng đa phần đều không quá 1 năm. Lý do giải thích điều này là vì tế bào mô ở mỗi vùng khác nhau và lượng áp lực đặt lên vùng xỏ khuyên khi bạn ngủ cũng khác nhau. Ví dụ, khuyên ở lưỡi ban đầu sưng rất to nhưng lại lành khá nhanh nếu sử dụng đúng loại khuyên. Đặc biệt, chỗ xỏ khuyên cần được tiếp xúc với không khí để hỗ trợ quá trình lành vết thương.
Những rủi ro nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng, phản ứng dị ứng, chảy máu và tổn thương dây thần kinh hoặc răng. Nhiễm trùng có thể do viêm gan, HIV, uốn ván, vi khuẩn và nấm men. Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào lỗ xỏ khuyên có thể xảy ra ngay cả khi vết xỏ khuyên đã lành. Bạn hoàn toàn có thể bị nhiễm và/hoặc lây lan bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng (viêm gan B hoặc C, HIV) và các bệnh nhiễm trùng khác nếu dụng cụ xỏ khuyên không được khử trùng đúng cách.
Một nguyên nhân khác gây ra vấn đề khi xỏ khuyên là sử dụng sai loại trang sức cho vùng xỏ khuyên. Nếu đồ trang sức quá lớn, nó thực sự có thể chặn đứng dòng máu chảy đến mô, gây sưng và đau. Cơ thể bạn có thể có phản ứng tiêu cực với khuyên, trang sức nếu bạn bị dị ứng với kim loại.
Một vài trường hợp xỏ khuyên ở vùng miệng, đồ trang sức bằng kim loại trong lưỡi sẽ làm tổn thương nướu và làm sứt mẻ bề mặt men răng. Xỏ khuyên ở ngực có thể cản trở khả năng bú mẹ của trẻ. Điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc các vấn đề sau này nếu người phụ nữ quyết định cho con bú sữa mẹ. Một số vùng xỏ khuyên, chẳng hạn như rốn, có nhiều khả năng bị nhiễm trùng hơn do bị kích ứng do mặc quần áo chật.
Có nhiều người khi mới xỏ khuyên lần đầu thường thắc mắc về các loại thực phẩm nên và không nên ăn, và “xỏ khuyên có được ăn tôm không?” cũng là một trong số đó. Trên thực tế, người mới xỏ khuyên chưa lành thì không nên ăn tôm vì có khả năng gây dị ứng, ngứa,... Đặc biệt, nếu bạn đã từng bị dị ứng hải sản (tôm, cua, ốc, mực,...), hoặc bạn không chắc chắn liệu mình có bị dị ứng với hải sản hay không thì tốt nhất là đừng ăn. Bởi nó làm tăng nguy cơ sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng, vết thương dễ bị viêm nhiễm, mủ, sưng tấy, ngứa đỏ và lâu lành hơn.
Ngoài hải sản, một số loại thực phẩm dưới đây cũng được khuyến cáo là hạn chế hoặc không nên ăn khi mới xỏ khuyên để vết thương mau lành:
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “xỏ khuyên có được ăn tôm không?” kèm với những thực phẩm nên tránh khi xỏ khuyên. Biết những thực phẩm cần tránh sau khi xỏ khuyên là điều cần thiết để đảm bảo quá trình lành vết thương diễn ra suôn sẻ và thành công, giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng và giúp vết xỏ khuyên lành nhanh hơn. Cuối cùng, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định có xỏ khuyên hay không và hãy lựa chọn những cơ sở uy tín nếu có ý định xỏ khuyên.